Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 54

58
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tới nền kinh tế
Vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một quốc gia,
bởi gắn với nguồn vốn FDI là công nghệ, kỹ năng
quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, bên cạnh đó là
tạo công ăn việc làm trực tiếp cho lao động và hàng
triệu việc làm gián tiếp khác… góp phần không nhỏ
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó,
hai kỳ vọng lớn nhất vào doanh nghiệp (DN) FDI
đối với nền kinh tế nước ta chính là nâng cao trình
độ công nghệ và trình độ của người lao động Việt
Nam, bởi theo tính toán của Liên Hợp Quốc, các tập
đoàn, công ty xuyên quốc gia nắm giữ tới 80% các
phát minh sáng chế của thế giới.
Không thể phủ nhận những vai trò tích cực của
các DN FDI đối với nền kinh tế Việt Nam trong gần
30 năm qua. DN FDI đã tăng trưởng nhanh cả về số
lượng lẫn quy mô sản xuất kinh doanh. Tính đến
ngày cuối năm 2014, Việt Nam có 17.499 dự án còn
hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD. Theo
dự báo năm 2015, vốn đăng ký FDI sẽ đạt khoảng
18 tỷ USD và vốn giải ngân kỳ vọng đạt 12 tỷ USD,
sau khi Việt Nam hoàn tất nhiều thỏa thuận đàm
phán từ các hiệp định thương mại song phương,
đa phương, nhất là hình thành Cộng đồng Kinh
tế ASEAN, đàm phán Hiệp định đối tác Kinh tế
xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Theo đó, nhiều
công nghệ mới đã được chuyển giao vào nước ta
như: Thiết kế, chế tạo máy, dây chuyền lắp ráp
tự động, công nghệ kỹ thuật số, công nghệ nano,
khai thác dầu khí… Trong lĩnh vực nông lâm ngư
nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giúp
cho Việt Nam có thêm nhiều giống cây, con có chất
lượng, đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao khả
năng cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt Nam
trên thị trường, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu hàng hóa theo hướng giảm dần tỷ trọng hàng
nguyên liệu và sơ chế, tăng tỷ trọng mặt hàng nông
lâm thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao.
Đi liền với máy móc hiện đại là quy trình công
nghệ tiên tiến để vận hành sản xuất, kinh doanh.
Đây là cơ hội tốt cho người lao động Việt Nam tiếp
cận với máy móc, thiết bị hiện đại, quy trình công
nghệ tiên tiến của thế giới, nâng cao tay nghề, nâng
cao trình độ sản xuất và quản lý cho người lao động.
Khảo sát mới đây của Viện Khoa học Lao động và
các vấn đề xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội) cho thấy, tỷ lệ lao động được đào tạo lại ở các
DN FDI ở Việt Nam là 14,43%, trong đó đào tạo mới
là 27,35%, đào tạo lại là 0,8%, đào tạo nâng cao là
71,81%. Lao động quản lý được đào tạo trong các
TẠOBƯỚCĐỘTPHÁ
TRONGTHUHÚT NGUỒNVỐN FDI
PHẠM THỊ NGỌC MAI
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Trong nửa đầu năm 2015, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảmmạnh
(chỉ mới đạt khoảng 23,8%). Như vậy, để đạt con số 23 tỷ USD như mục tiêu đề ra trong cả
năm 2015, thì hơn 70% của con số đó phải trông chờ vào những tháng cuối năm. Bài viết
đánh giá lại vai trò và tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh
tế Việt Nam và đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút và giữ chân dòng
vốn này trong thời gian tới.
6,384
16,3
10,473
21,6
6,85
20,2
5,49
23
2012
2013
2014
6 tháng
và d báo 2015
0
5
10
15
20
25
6 tháng đ u năm
C năm
TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀOVIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM
VÀ CẢ NĂM GIAI ĐOẠN 2012-2015 (Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...68
Powered by FlippingBook