So ky 1 thang 2 - page 59

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
61
sự tác động của hoạt động quản lý thị trường vàng
của Ngân hàng Nhà nước. Nhằm tăng cường các
biện pháp quản lý thị trường vàng, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP trong đó nhấn
mạnh một số nội dung quan trọng sau:
Một là,
NHNN quản lý chặt chẽ hoạt động sản
xuất vàng miếng. Để được sản xuất vàng miếng, các
doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng các điều kiện hết
sức khắt khe như có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở
lên; có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết
bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng
miếng; chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng
trong nước trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất.
Việc sản xuất vàng miếng được thực hiện theo hạn
mức do NHNN cấp từng lần. Thương hiệu vàng
SJC trở thành thương hiệu vàng duy nhất và thuộc
quyền quản lý của nhà nước.
Hai là,
thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh
mua bán vàng miếng. Để được NHNN cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán
vàng miếng, các DN phải đáp ứng đủ các điều kiện
như có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên, có kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua,
bán vàng từ 2 năm trở lên; có số thuế đã nộp của
hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm
trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất, có mạng lưới
chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Nghị định
cũng quy định hoạt động mua, bán vàng miếng của
các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ
chức tín dụng và DN được NHNN cấp Giấy phép
kinh doanh mua, bán vàng miếng, không sử dụng
vàng làm phương tiện thanh toán.
Ba là,
NHNN quản lý chặt chẽ hoạt động xuất,
nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động sản xuất
mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. NHNN là cơ
quan tổ chức và cấp phép hoạt động xuất nhập
khẩu vàng nguyên liệu. NHNN sẽ lựa chọn hình
thức phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý theo
từng giai đoạn. Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy
định, DN hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ
nghệ có trách nhiệm thực hiện đóng mã ký hiệu và
hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn
áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định
pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tiêu chuẩn công bố…
Bốn là,
Nghị định cho phép NHNN thực hiện can
thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các hoạt
động cấp phép sản xuất vàng miếng, tổ chức mua
bán vàng miếng trên thị trường trong nước; tổ chức
xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, tổ chức
huy động vàng.
Từ việc chủ động, linh hoạt trong điều hành
quản lý thị trường vàng của NHNN, năm 2016 thị
trường vàng đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất,
thị trường vàng trở nên ổn định hơn,
không để xảy ra hiện tượng sốt vàng, khan hiếm
USD, tạo điều kiện cho tỷ giá ổn định. Người dân
không còn gặp phải các rủi ro cao do đầu cơ vàng
hoặc đổ xô đi mua vàng lúc vàng lên giá. Quyền lợi
của người dân được đảm bảo khi Nhà nước quản lý
chặt chẽ chất lượng vàng, hoạt động kinh doanh của
các DN vàng minh bạch hơn.
Thứ hai,
các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động
và cho vay bằng vàng để loại trừ rủi ro liên quan
đến vàng, xử lý triệt để hiện tượng “vàng hóa”.
Ngân hàng thương mại không còn tham gia tạo
tiền trong quá trình hoạt động từ việc cho vay bằng
vàng. Nguy cơ đổ vỡ thanh khoản vàng tại các tổ
chức tín dụng đã được loại bỏ.
Thứ ba,
NHNN kiểm soát tốt hơn cung tiền, qua
đó kiểm soát lạm phát và đảm bảo sự ổn định của
kinh tế vĩ mô. NHNN đã thực hiện chức năng là
người cung ứng cuối cùng cho thị trường vàng khi
bối cảnh cung - cầu vàng mất cân đối. NHNN đã tổ
chức 76 phiên đấu thầu công khai, minh bạch với
tổng khối lượng khoảng 68 tấn, để bán cho các tổ
chức tín dụng tất toán số dư huy động và bán ra
thị trường. Nhờ đó, 18 tổ chức tín dụng đã tất toán
hoàn toàn số dư huy động vốn bằng vàng, đồng
thời thu về cho ngân sách nhà nước khoảng 7.000 tỷ
đồng. Hai năm trở lại đây, NHNN không còn phải
xuất dự trữ ngoại tệ để mua vàng bình ổn thị trường
nên tiết kiệm được lượng lớn ngoại tệ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác
quản lý thị trường vàng hiện có một số khó khăn,
hạn chế sau:
Thứ nhất,
chính sách đóng cửa khiến chênh lệch
giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới khá
cao, đặc biệt là vàng SJC, tạo ra tình trạng đầu cơ,
buôn lậu vàng. Trong điều kiện hội nhập, thị trường
mở cửa, Nhà nước không thể mãi thi hành chính
sách đóng cửa với hàng hóa này. Tuy nhiên, do vàng
là hàng hóa đặc biệt, nên việc lưu thông vàng đòi
hỏi cần phải có những quy định khắt khe đi kèm.
Thứ hai,
các DN kinh doanh vàng trang sức mỹ
nghệ gặp khó khăn khi họ không được cấp phép
nhập khẩu vàng mà nhu cầu ngày càng tăng nên
phải mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc,
mua hàng nhập lậu vừa rủi ro cho DN vừa tạo điều
kiện cho thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển.
Một số DN vàng không vay được vốn ngân hàng,
không có nguyên liệu sản xuất nên phải đóng cửa
hoặc hoạt động cầm chừng. Năng lực sản xuất của
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66
Powered by FlippingBook