So ky 1 thang 2 - page 56

58
tiếp tục bơm ròng vốn ra thị trường qua nghiệp
vụ OMO. Mức lãi suất cho vay qua thị trường
mở của NHNN hiện là 5%, tương đương với mức
lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy,
bằng việc kết hợp các công cụ khác của CSTT đã
tác động đến sự tăng trưởng ổn định mức cung
tiền và tín dụng. TTTT đã phát triển ổn định hơn,
đóng vai trò quan trọng trong điều tiết cung, cầu
về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của
các chủ thể kinh tế, đặc biệt là thực hiện chức năng
cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng,
góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại
(NHTM) đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động
an toàn và hiệu quả...
Mặc dù NHNN đã nỗ lực trong việc triển khai
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền
tệ và ngân hàng nhưng trên thực tế, vẫn có một số
văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chậm
so với yêu cầu, ảnh hưởng đến tính đồng bộ, thống
nhất của hệ thống pháp luật về tiền tệ và ngân hàng,
đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của các chủ thể
tham gia thị trường. Các hoạt động mua, bán có kỳ
hạn giữa các tổ chức tài chính ở Việt Nam còn tương
đối ít. Phần lớn các giao dịch này được thực hiện
giữa TCTD và các công ty chứng khoán, hoặc giữa
các TCTD với nhau (trong đó chủ yếu là giao dịch
giữa các TCTD), các doanh nghiệp chưa quan tâm
đến hoạt động này do lãi suất trái phiếu chính phủ
còn thấp, chưa hấp dẫn. Quản lý điều hòa nguồn
vốn trong các TCTD chưa tốt, vẫn còn tình trạng
dễ dẫn đến suy giảm, khi thừa khi thiếu. Sự liên
kết giữa các TCTD chưa thực sự hiệu quả, khả năng
chống đỡ với khủng hoảng. Tính thời vụ của TTTT
Việt Nam còn khá cao. Cấu trúc vi mô của TTTT
cũng chưa hoàn thiện, thị trường còn thiếu những tổ
chức trung gian, những nhà tạo lập thị trường. Việc
thiếu nhà tạo lập thị trường là một nguyên nhân làm
cho giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp chưa
trở nên sôi động.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là
do: Thị trường vốn kém phát triển; Hoạt động tín
dụng chưa theo kịp chuẩn mực quốc tế; Sự phối hợp
giữa các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách,
giữa CSTT với chính sách tài khóa, chính sách thương
mại, chính sách đầu tư và các chính sách kinh tế vĩ
mô khác còn thiếu đồng bộ và chưa hiệu quả.
Ngay cả hệ thống TCTD, tuy phát triển nhanh
nhưng mạng lưới phân bổ không đồng đều, tập
trung chủ yếu tại khu vực thành thị, còn mỏng tại
địa bàn nông thôn, các tỉnh miền núi, biên giới,
vùng sâu, vùng xa, dẫn tới khó khăn trong việc tiếp
cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng tại các vùng này.
Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển.
Một số đề xuất, kiến nghị
Về lãi suất và tỷ giá
Tăng tính chủ động, linh hoạt trong điều hành
đồng bộ các công cụ CSTT nhằm ổn định TTTT
ngoại hối, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, đồng
thời, hỗ trợ TCTD cung ứng vốn hiệu quả cho nền
kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Bên cạnh đó, điều hành tỷ giá linh hoạt phối hợp
chặt chẽ với chính sách lãi suất theo sát diễn biến
của thị trường ngoại hối, để hỗ trợ tích cực đối với
xuất nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác của
nền kinh tế.
Về chủ thể thực thi thể chế
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Cần hoàn
thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, đảm bảo đồng
bộ với hệ thống pháp luật các ngành khác, phù hợp
với các cam kết và thông lệ quốc tế. Đồng thời, phát
triển TTTT, thị trường ngoại hối, trong đó tập trung:
Nâng cao vai trò của TTTT, trung tâm là thị trường
liên ngân hàng, hiệu quả điều tiết thị trường và
truyền dẫn CSTT; phát triển TTTT gắn với sự phát
triển của thị trường vốn; phát triển thị trường ngoại
hối với lộ trình thích hợp; Tăng cường cung cấp các
công cụ thanh khoản bằng nội tệ và ngoại tệ cho
TTTT, thúc đẩy phát triển một TTTT hiệu quả và
cạnh tranh, có chiều sâu và có tính thanh khoản cao.
Bên cạnh đó, NHNN cần nâng cao vai trò định
hướng, dẫn dắt thị trường, chủ động trước những
biến động của thị trường, nâng cao hiệu quả công
tác dự báo, thống kê; Tiếp tục sử dụng các công cụ
và chính sách linh hoạt, hiệu quả để điều hành TTTT,
ngân hàng và ngoại hối nhằm đạt được những mục
tiêu đã đề ra.
Ngoài ra, tăng cường việc lành mạnh hoá các
TCTD. Trong đó, tập trung xử lý nợ xấu là nhiệm vụ
cấp bách hiện nay nhằm tăng khả năng chi trả cũng
như tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng;
Tiếp tục chỉ đạo, nâng cao hiệu quả điều hành CSTT
và hoạt động ngân hàng, đổi mới và hoàn thiện cơ
chế điều hành, các công cụ CSTT theo nguyên tắc
định hướng thị trường, phù hợp với thông lệ quốc
tế và điều kiện phát triển của thị trường tài chính
trong nước.
Cùng với đó, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với
các chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế, đặc
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,...66
Powered by FlippingBook