K1 T3 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
35
khoảng 15%). Thị trường trái phiếu nội tệ tại Việt
Nam có khoảng 110 loại trái phiếu chính phủ đã
được phát hành, bao gồm các loại trái phiếu thành
phố, trái phiếu doanh nghiệp nhà nước với tổng dư
nợ khoảng 36,55 tỷ USD tính tới cuối tháng 9/2015,
tăng khoảng 265% so với năm 2008 và tương đương
khoảng 21% GDP. Trong số này, trái phiếu chính phủ
trong đó có trái phiếu thành phố và trái phiếu do
chính phủ bảo lãnh ở mức 590 nghìn tỷ VND (15%
GDP); trái phiếu công ty là 130 nghìn tỷ, chiếm 3,3%
GDP và trái phiếu ngân hàng khoảng 110 nghìn tỷ,
chiếm 2,8% GDP.
Về phía cầu, đầu tư CSHT đóng góp một phần
lớn vào tổng cầu cho nền kinh tế. Tinh thần tái cơ
cấu đầu tư công đã chỉ ra tổng đầu tư cho phát triển
CSHT giai đoạn 2011-2020 là khoảng 10% GDP. Tuy
vậy, để có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình,
cùng với rất nhiều yếu tố cần được quan tâm, xem
xét, tổng đầu tư cho phát triển CSHT phải nằm trong
khoảng từ 10-13% GDP.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 đã xác định phát triển CSHT là một
trong ba trụ cột chính nhằm hỗ trợ để đạt được mục
tiêu chất lượng cao và phát triển kinh tế bền vững.
Tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam đã vượt quá
sự phát triển của CSHT và nó làm hạn chế đáng kể
sự phát triển và đầu tư trong tương lai. Thêm vào đó,
Việt Nam dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và
như vậy phải xây dựng CSHT có sức chống chịu tốt
hơn. Một số các công trình thiết yếu, quan trọng cần
thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 là đường cao tốc
Bắc Nam; xây dựng mới cảng hàng không quốc tế
Long Thành và nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, Nội
Bài; cảng nước sâu Lạch Huyện...
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Việt Nam hiện nay
Trong mô hình phát triển kinh tế 2016-2020, đầu
tư cơ sở hạ tầng (CSHT) được coi như một trọng tâm
phát triển. Đầu tư CSHT được tiếp cận cả phía cung
và phía cầu. Từ phía cung, đầu tư CSHT sẽ cung
cấp cho nền kinh tế một hệ thống CSHT thay cho hệ
thống kho bãi. Hiện nay, tại Việt Nam, nguồn vốn
quốc tế tài trợ gần 40% tổng đầu tư CSHT, trong đó
vốn tư nhân đang tham gia rất khiêm tốn (chiếm
Giải phápvốn cho phát triển
cơ sởhạ tầng gắnvới tái cơ cấuđầutư
PGS., TS. Trần Kim Chung
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Việt Nam đã bước vào giai đoạn đổi mới mô hình tăng trưởng gắn liền với tái cơ cấu để phát triển
kinh tế, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng là một vấn đề hết sức quan trọng. Có nhiều giải pháp vốn cho phát triển cơ
sở hạ tầng giai đoạn 2016-2020, tuy nhiên, các giải pháp truyền thống về tăng các yếu tố nguồn
đầu tư công hiện đã gặp trở ngại do ngân sách Việt Nam không thể mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng.
Vì vậy, nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng trong giai đoạn tới phải chủ yếu dựa vào các nguồn vốn trong
nước khác với truyền thống.
Từ khóa: Tái cơ cấu đầu tư, cơ sở hạ tầng, đầu tư công
Ngày nhận bài: 7/2/2017
Ngày chuyển phản biện: 8/2/2017
Ngày nhận phản biện:21/2/2017
Ngày chấp nhận đăng: 21/2/2017
Vietnam has stepped into the period of
renovating economic-growth model and
restructuring for economic development
to surpass the trap of average income.
Infrastructure, infrastructure development and
investment capital are extremely important
determinants. There have been series of capital
solutions to development of infrastructure
(2016-2020), however, traditional solutions of
increasing the rate of public investment factors
are facing difficulties due to inexpansibility
of the state budget. Hence, capital sources for
infrastructure development in coming period
should rely other sources.
Keywords: Investment restructure, infrastructure,
public investment
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...94
Powered by FlippingBook