K1 T3 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
43
đoạn 2016-2020 và tầm nhìn tới 2030 vẫn còn đối diện
khá nhiều thách thức. Cụ thể như:
- Hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư còn nhiều bất
cập:
Có thể nói đây là thách thức lớn nhất đối với nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn lạc hậu so với một số
nước trong khu vực ASEAN, làm chi phí đầu vào của
DN tăng và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.
- TTCK còn nhỏ và yếu:
Quy mô, cơ cấu, hàng hóa
trên thị trường vẫn còn nhỏ so với các nước trong
khu vực; các yếu tố thị trường và các loại thị trường
vẫn chưa phát triển đồng bộ, đặc biệt là cơ chế giá thị
trường đối với giá vốn (lãi suất, tỷ giá), giá đất, giá
cả hàng hóa, sức lao động (tiền lương, tiền công) và
giá dịch vụ công. Thị trường vốn, thị trường khoa học
công nghệ, thị trường lao động… vẫn chưa có những
bước phát triển mạnh.
- Áp lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán nước
ngoài:
Hiện Việt Nam chỉ cho phép nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài hoạt động qua biên giới đối với các dịch
vụ chuyển thông tin, dịch vụ tư vấn và dịch vụ phụ
trợ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập hiện diện
thương mại dưới hình thức văn phòng đại diện và liên
doanh. Chưa kể, dù giới hạn vốn góp của nhà đầu
tư nước ngoài vào các công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ hiện đang ở tỷ lệ dưới 49% nhưng nhà
đầu tư nước ngoài lại được phép thành lập công ty
100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thành lập
chi nhánh của các công ty chứng khoán nước ngoài tại
Việt Nam và chỉ cung cấp một số dịch vụ nhất định.
Ba là,
đối với thị trường bảo hiểm:
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam đứng trước nhiều thách
thức, điển hình như:
Yếu tố chủ quan từ các công ty, sự
thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công
tác quản lý nhà nước đã và đang ảnh hưởng không nhỏ
tới sự phát triển lành mạnh của ngành Bảo hiểm.
- Áp lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nước ngoài:
Quá trình hội nhập cùng cam kết mở cửa sẽ đòi hỏi
Việt Nam phải xóa bỏ các hạn chế trong lĩnh vực bảo
hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán ở mức ngang
bằng với các nước thành viên khác của các tổ chức,
hiệp định mà Việt Nam tham gia.
- Sự yếu kém của các công ty bảo hiểm Việt Nam:
Kênh
phân phối sản phẩmbảo hiểmđã và đang bộc lộ nhiều
yếu kém. Sau thời gian tăng trưởng nhanh và mở rộng
kênh phân phối qua các đại lý, có nghĩa là cứ tăng đại
lý là tăng doanh thu nên nhiều DN bảo hiểm không
quan tâm đến chất lượng tuyển chọn đào tạo và sử
dụng đại lý. Các DN bảo hiểm phi nhân thọ khai thác
chủ yếu từ cán bộ bảo hiểm, cạnh tranh về phí bảo
hiểm, tăng hoa hồng, tăng hỗ trợ cho đại lý, chưa xây
dựng được đội ngũ đại lý bảo hiểmphi nhân thọmang
tính chuyên nghiệp.
Đề xuất và khuyến nghị
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới. Quá trình này diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, thể hiện bằng những hiệp định, cam kết song
phương và đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia
khác. Việc mở cửa thị trường đã đặt ra nhiều cơ hội
và thách thức đối với TTTC Việt Nam. Bối cảnh trên
đặt ra các yêu cầu về khung pháp lý đối với TTTC Việt
Nam như sau:
Một là,
cần rà soát toàn bộ các văn bản pháp lý về
TTTC hiện có và chỉ ra các quy định hiện hành tương
thích và không tương thích với các nghĩa vụ của các
hiệp định để từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung,
thay thế cho phù hợp. Mục đích của việc rà soát, đối
chiếu giữa hệ thống pháp luật hiện hành với các nghĩa
vụ của hiệp định là để xác định các biện pháp, chính
sách không phù hợp với các nghĩa vụ đó. Trên cơ sở
rà soát khung pháp lý hiện đang áp dụng, cần rà soát
các cam kết quốc tế có liên quan đến TTTC bao gồm,
các hiệp định song phương, hiệp định đa phương liên
quan đến lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và TTCK.
Việt Nam cũng cần xây dựng và ban hành một khung
pháp lý thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế,
phòng ngừa rủi ro từ các biến động của TTTC bên
ngoài nhằm phát triển ổn định và bền vững hệ thống
tài chính và các định chế tài chính.
Hai là,
yêu cầu về rà soát hệ thống pháp lý về TTTC
hiện đang áp dụng để chuẩn bị cho cơ chế giải quyết
tranh chấp phát sinh theo yêu cầu của hội nhập. Việc
áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong các cam
kết quốc tế sẽ tạo ra một số thách thức cho hệ thống
pháp lý về TTTC. Những thách thức này nảy sinh từ
những khái niệm, nghĩa vụ mới của các hiệp định mới
sẽ được ký kết so với các hiệp định thương mại tự to
mà Việt Nam đã là thành viên.
Tài liệu tham khảo:
1. AnhKhánh (2015), Lộ trìnhhội nhập tài chính củaViệt NamtrongASEAN, Tạp chí
Tài chính Việt Namngày 16/12/2015;
2. NHNN (2007), Lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong cam kết
gia nhậpWTO, Tạp chí Ngân hàng (Số 1/2007);
3. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến
năm2020, Tạp chí Ngân hàng số 21/2010;
4. PhùngKhắcLộc(2008),ThịtrườngbảohiểmViệtNamsaukhiViệtNamgianhập
WTO, Tạp chí phát triển kinh tế số 213;
5. Trần Thu Nga (2015), TTTC Việt Nam trong AEC, cơ hội và thách thức, Tạp chí Tài
chính kỳ 2 số tháng 12-2015, trang 59-60;
6. Võ Trí Thành (2007), TTTC Việt Nam: Thực trạng và tác động của việc Việt Nam
ra nhậpWTO.
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...94
Powered by FlippingBook