K1 T3 - page 40

42
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Việc hội nhập và mở rộng tiếp cận thị trường có thể
thúc đẩy phát triển các định chế chứng khoán trung
gian, thúc đẩy tính công khai, minh bạch và kỷ luật
thị trường, qua đó thúc đẩy tăng cầu đầu tư trên thị
trường và tăng cung chứng khoán thông qua bảo lãnh
phát hành.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị
trường chứng khoán (TTCK):
Việc hội nhập sẽ mở ra
cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao
gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp thông
qua TTCK. Với các yêu cầu cam kết có độ mở sâu
rộng trên nhiều lĩnh vực, quan hệ thương mại và
đầu tư giữa Việt Nam với các nước khác dự kiến sẽ
phát triển mạnh mẽ, từ đó kéo theo sự gia tăng dòng
vốn đầu tư giữa Việt Nam với quốc tế.
Thứ ba,
đối với thị trường bảo hiểm:
- Gia tăng nhu cầu bảo hiểm ở nhiều ngành, nghề:
Sự
tăng trưởng đầu tư nước ngoài và trong nước, xuất
hiện nhiều ngành nghề mới, công nghệ cao như đóng
tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành
điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc
dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy
bay… đòi hỏi ngành Bảo hiểm phải nghiên cứu sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu.
- Gia tăng nhu cầu bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách
nhiệm:
Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương
mại tự do (FTA) sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại
hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thành viên, khuyến
khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư vào các
ngành kinh tế tăng trưởng mạnh. Theo đó, nhu cầu
bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là bảo hiểm tài sản,
bảo hiểm trách nhiệm cũng sẽ tăng cao.
- Gia tăng nhu cầu bảo hiểm y tế, giáo dục:
Hội nhập
buộc Nhà nước phải giảm dần sự trợ cấp ở một số lĩnh
vực. Xã hội hóa trong một số lĩnh vực như hoạt động
thể dục thể thao, y tế, văn hóa, giáo dục cũng kích
thích nhu cầu tham gia bảo hiểm. Trợ cấp của Nhà
nước càng giảm, diễn biến thiên tai, tai nạn khó lường
với mức độ ngày càng tăng buộc người dân phải nghĩ
tới bảo hiểm.
Những thách thức
Bên cạnh những cơ hội, vấn đề hội nhập cũng đặt
sự phát triển của TTTC Việt Nam trước nhiều thách
thức. Cụ thể như:
Một là,
đối với hệ thống ngân hàng và tổ chức
tín dụng:
- Hệ thống pháp luật ngân hàng vẫn còn thiếu, chưa đồng
bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế:
Điều này đặt ra thách
thức đối với NHNN trong việc sửa đổi, bổ sung, thay
thế pháp luật ngân hàng nhằm tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng, thông thoáng theo nguyên tắc không
phân biệt đối xử trong quá trình hội nhập. Việc mở cửa
cũng sẽ làm gia tăng những rủi ro cho thị trường do
NHNN còn nhiều hạn chế trong điều hành chính sách
tiền tệ cũng như năng lực giám sát hoạt động.
-Áp lực cạnh tranh từ cácNHTMnước ngoài:
Hội nhập
dẫn đến sự xuất hiện nhiều ngân hàng nước ngoài với
năng lực tài chính tốt, công nghệ, trình độ quản lý và
hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn
có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Lợi
thế cạnh tranh đối với các TCTD trong nước theo đó có
nguy cơ suy giảm, trong khi số lượng các ngân hàng
các nước trong khu vực và thế giới có tiềm lực mạnh
về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia
vào thị trường tài chính nội địa ngày càng tăng.
- Sự yếu kém của hệ thống NHTM trong nước:
Hệ
thống NHTM nước ta hiện nay có nhiều loại hình hoạt
động và đa dạng về hình thức sở hữu, tuy nhiên quy
mô và năng lực tài chính còn rất nhỏ bé so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Các sản phẩm
tài chính và dịch vụ ngân hàng hiện chưa phủ hết các
vùng miền lãnh thổ và các loại hình sản xuất kinh
doanh. Các TCTD chủ yếu tập trung ở thành phố và
đô thị lớn.
- Hệ thống NHTM Việt Nam hiện cũng đang phải đối
diện với các thách thức khác:
Chất lượng nguồn nhân
lực còn nhiều bất cập, thiếu cán bộ có kỹ năng nghiệp
vụ cũng như quản trị điều hành và hoạch định chính
sách, các chương trình đào tạo chưa phù hợp với yêu
cầu thực tế; Hệ thống thanh tra, giám sát và các quy
định an toàn, thận trọng còn có khoảng cách xa với
khu vực và thế giới. Chế độ báo cáo tài chính, công
khai tài chính của các TCTD nội địa còn thấp và có
khoảng cách khá xa so với chuẩn mực quốc tế...
- Gia tăng rủi ro từ khách hàng:
Mở cửa có thể dẫn tới
phá sản và giải thể các doanh nghiệp nội địa làm ăn
không tốt, không có sức cạnh tranh. Điều này có thể
làm tăng rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài
ra, hạ tầng tài chính phát triển chưa đầy đủ (công nghệ,
hệ thống thanh toán, thị trường liên ngân hàng...) cũng
là thách thức không nhỏ để phát triển một khu vực
ngân hàng ổn định.
Hai là,
đối với thị trường chứng khoán:
Với hệ thống tài chính dựa nhiều vào hệ thống
ngân hàng, quá trình phát triển của TTCK trong giai
Việt Nam cần xây dựng và ban hành một
khung pháp lý thận trọng, phù hợp với thông
lệ quốc tế, phòng ngừa rủi ro từ các biến động
của thị trường tài chính bên ngoài nhằm phát
triển ổn định và bền vững hệ thống tài chính
và các định chế tài chính.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...94
Powered by FlippingBook