K1 T3 - page 34

36
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tuy Việt Nam là nước có tỷ trọng vốn đầu tư vào
CSHT ở mức rất cao so với thế giới nhưng CSHT
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế
và xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng
phát triển châu Á, để duy trì mức tăng trưởng như
hiện nay, Việt Nam cần tăng thêm đầu tư vào CSHT
khoảng 11-12% GDP.
Để vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, CSHT
phải được đầu tư đủ lớn để có thể đáp ứng được
nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Với mục tiêu
trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020,
Việt Nam phải xây dựng một hệ thống CSHT đồng
bộ và phát triển. Để tiếp tục giữ nhịp độ phát triển
cao trong 5-10 năm tới nhu cầu vốn để xây dựng kết
cấu hạ tầng tại Việt Nam là rất lớn, ước tính khoảng
100 tỷ USD. Chỉ tính riêng nhu cầu vốn đầu tư cho
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2020 cho
thấy, trung bình hàng năm cần 144.300 nghìn tỷ đồng,
tương đương 7,4 tỷ USD.
Vấn đề đặt ra với nguồn đầu tư
giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030
Giai đoạn 2016-2020, tổng đầu tư công nằm trong
khoảng 2 triệu tỷ đồng. Với những hạn chế về ngân
sách và nhất là khi Việt Nam sắp hết hạn hưởng các
nguồn tài trợ ưu đãi thì khả năng tìm kiếm nguồn
vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho CSHT (ước tính
khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm) sẽ trở thành vấn đề cấp
bách. Khả năng đáp ứng của các nguồn vốn hiện có
cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải như
vốn ngân sách, ODA, trái phiếu chính phủ chỉ vào
khoảng 2-3 tỷ USD, tương đương 20%-30% nhu cầu.
Các nguồn vay bổ sung cho đầu tư công (từ trong
và ngoài nước) hiện nay đã tới hạn do trần nợ công đã
chạm trần hoặc đã vượt trần. Trần nợ công đã được
thiết lập: Nợ công hằng năm không quá 65%GDP, nợ
Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của
quốc gia không quá 50% GDP. Đó là những con số
được quyết nghị tại Nghị quyết về kế hoạch tài chính
5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Quốc
hội thông qua ngày 9/11/2016.
Vì vậy, nguồn đầu tư công có thể coi là đã xác định
và còn khoảng thiếu hụt rất lớn đối với đầu tư CSHT.
Trong khi đó, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào CSHT là rất thấp. Các nguồn viện trợ không
hoàn lại hiện đã không còn như giai đoạn trước và
có thể coi là chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiêu cho
các dự án nhỏ. Hơn nữa, trong bối cảnh các nước có
xu hướng quay về nội địa và bảo hộ tăng cao, khả
năng nguồn vốn nước ngoài sẽ ngày càng khó tiếp
cận. Bên cạnh đó, nguồn ODA đã được cân đối vào
nguồn đầu tư công. Như vậy, để có thể huy động
được nguồn vốn đầu tư CSHT giai đoạn hiện nay,
vấn đề đặt ra là chỉ còn có thể dựa vào khai thác
nguồn lực trong nước.
Hiện tại, có ba nguồn vốn khả thi. Một là, nguồn
vốn từ thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước.
Hai là, nguồn vốn từ khai thác quỹ đất và bất động
sản thông qua các công cụ tài chính bất động sản. Ba
là, huy động vốn ngoài nhà nước theo hình thức hợp
tác công tư (PPP).
Giải pháp huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
Vấn đề huy động vốn đầu tư CSHT giai đoạn
2016-2020 có ý nghĩa rất quan trọng. Các giải pháp
về vốn và phương châm thu hút nguồn vốn đầu tư
CSHT giai đoạn tới cần có những đột phá.
Thứ nhất,
phương châm quán triệt là cân đối đầu
tư CSHT theo cấp vùng, có trọng tâm, trọng điểm.
Kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam
chỉ ra rằng, nguồn vốn đầu tư CSHT phải được cân
đối trên địa bàn cấp vùng. Vấn đề cốt lõi của đầu tư
CSHT từ ngân sách nhà nước là xử lý được tình trạng
đầu tư vào vùng phát triển để tăng năng lực sản xuất
tạo nguồn thu hay đầu tư cho vùng khó khăn để
giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Các
công trình đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư công phải
được đầu tư trọng tâm, trọng điểm, dứt điểm. Việc
đầu tư dàn trải, không đúng tiến độ, không kịp tiến
độ, gây thất thoát lãng phí, thực chất chính là làm
giảm nguồn vốn đầu tư CSHT.
Thứ hai,
khai thác các nguồn vốn ngoài các nguồn
truyền thống. Bên cạnh các nguồn đầu tư CSHT
truyền thống như nguồn đầu tư công, nguồn ODA,
trái phiếu chính phủ (chủ yếu là trái phiếu trong
nước), cần có một số nguồn mới, khác, với những cơ
chế vượt trội:
Một là, nguồn vốn từ việc thoái vốn từ các doanh
nghiệp nhà nước. Đây là một nguồn khá lớn. Trong
tổng giá trị được tính toán (một phần từ đất do các
doanh nghiệp nhà nước nắm giữ mà chưa được tính
Nhu cầu nguồn vốn xã hội hóa đầu tư
cơ sở hạ tầng 2016-2020 (tỷ đồng)
TT Lĩnh vực
Tổng mức
đầu tư
Vốn góp
nhà nước
Vốn nhà đầu
tư huy động
1 Đường bộ
279113 112687
166426
2 Hàng hải
45494
1811
43683
3 Đường thủy
13990
3000
10990
4 Hàng không
55976
1000
54976
5 Đường sắt
58071
38304
19767
Tổng cộng
452644 156802
295842
Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải (2015)
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...94
Powered by FlippingBook