K1 T3 - page 38

40
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đoàn KTTN “đa sở hữu”. Những chủ trương nêu
trên của Đảng ta hoàn toàn phù hợp với thực tiễn
hiện nay và cần được từng cấp, từng ngành, từng
địa phương nhận thức một cách đầy đủ.
Quán triệt, nắm vững chủ trương của Đảng về
phát triển KTTN, triển khai thực hiện có hiệu quả
trong thực tiễn vừa thể hiện sự tiếp tục nỗ lực mạnh
mẽ khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn
phát triển KTTN những năm qua; vừa tạo ra những
đột phá mới về môi trường và điều kiện thuận lợi
cho phát triển tương xứng với vị trí, vai trò của
KTTN trong bối cảnh tinh thần “quốc gia khởi
nghiệp” và hội nhập quốc tế của Việt Nam đang
diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ hiện nay.
Để bảo đảm vai trò động lực của khu vực KTTN,
cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất,
cần tạo sự đồng thuận xã hội trong quan
điểm nhìn nhận và đánh giá vai trò của doanh nhân
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta. Trên cơ sở đó, định hướng xây dựng nhà
nước kiến tạo và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi
trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành
mạnh để mọi DN thuộc các thành phần kinh tế đều
hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng trước
pháp luật.
Thứ hai,
hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính
sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển,
vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường và
bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Bảo vệ
nhà đầu tư, quyền sở hữu, quyền tài sản.
Thứ ba,
tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện
môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN, trong
đó trước mắt cần tập trung vào một số nội dung
như: cải thiện việc tiếp cận các yếu tố đầu vào cho
sản xuất kinh doanh (đất đai, vốn, lao động, công
nghệ và điện năng); Giảm thời gian, chi phí tuân
thủ các thủ tục về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,
xây dựng; rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở
hữu, sử dụng tài sản, bảo vệ quyền sở hữu tài sản
hợp pháp của DN; Chính quyền các tỉnh, thành phố
cần chủ động thực hiện các chương trình đối thoại
định kỳ với DN, đồng thời nghiên cứu áp dụng các
mô hình thực tiễn tốt nhằm cải thiện môi trường
kinh doanh.
Thứ tư,
hỗ trợ các DN tư nhân tiếp cận nguồn
vốn. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà
nước nên tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp
nhằm tăng cường quan hệ tín dụng giữa các tổ chức
tín dụng với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng được tiếp cận với nguồn vốn theo
đúng quy định của pháp luật; Tiếp tục chỉ đạo các
ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc các
quy định về lãi suất, áp dụng lãi suất cho vay hợp
lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của
khoản vay; Cắt giảm, tiết kiệm tối đa các khoản chi
phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia
sẻ khó khăn với khách hàng, bảo đảm ổn định thị
trường tiền tệ.
Thứ năm,
đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị,
tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi
mới công nghệ. Hiện nay, đa số DN tư nhân do hạn
chế về nguồn lực nên ít đầu tư vào quản trị nội bộ,
phát triển nguồn nhân lực. Đây là một trong những
nút thắt khó tháo gỡ mà các doanh nghiêp tư nhân
không thể tự thân khắc phục.
Thứ sáu,
tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ
trợ tiếp cận thông tin thị trường. Có cơ chế để đẩy
mạnh việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và đầu tư
vào các nước đã ký các hiệp định thương mại và
đầu tư, loại bỏ những rào cản gây ảnh hưởng tiêu
cực đến sự tham gia có hiệu quả của DN Việt Nam
vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cần có chính sách cải
thiện kết nối giữa các trung tâm chuỗi cung ứng
lao động Việt Nam với các đối tác thương mại bên
ngoài. Bên cạnh đó, việc hạn chế trong khả năng tiếp
cận thông tin đã gây khó khăn cho khu vực KTTN.
Để có những thông tin có giá trị về thị trường, tiếp
cận được với thị trường cần phải có sự hỗ trợ, hợp
tác và giúp đỡ từ phía Nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Từ quan điểm của Đảng đến thực tiễn hiện nay, Tạp chí Cộng sản, http://
/
Phat-trien-kinh-te-tu-nhan-Tu-quan-diem-cua-Dang-den.aspx;
2. Vai trò động lực của kinh tế tư nhân, Báo Nhân dân,
-
dan.com.vn/cuoituan/item/28654802-vai-tro-dong-luc-cua-kinh-te-tu-
nhan.html;
3. Phát triển kinh tế tư nhân: Những vấn đề đặt ra, Tạp chí Tài chính số 6 – 2013;
4. Kinh tế tư nhân: Bao giờ thực sự thành trụ cột?
.
vn/doanh-nhan/kinh-te-tu-nhan-bao-gio-thuc-su-thanh-tru-
cot-20161004045720681.htm.
Việc Đảng ta xác nhận “Kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng” trong phát triển đất
nước (Đại hội X mới ghi nhận “Kinh tế tư nhân
có vai trò quan trọng, là một trong những
động lực của nền kinh tế”), không chỉ xác
nhận vai trò mới của kinh tế tư nhân mà còn
mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế
tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn.
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...94
Powered by FlippingBook