K1 T3 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
45
- Tự do hóa tỷ giá:
Khi tỷ giá hối đoái được dần
từng bước tự do hóa (tất nhiên vẫn cần được giám
sát nhưng bằng các công cụ thị trường để kiểm soát,
điều hành), góp phần nâng cao tính cạnh tranh và
khả năng phản ứng của nền kinh tế trong nước với
những thay đổi của nền kinh tế thế giới trong điều
kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tự do hoá hoạt động cho vay của các NHTM:
Thể
hiện là việc thay đổi từ tín dụng phân phối cho một
số ít đối tượng khách hàng sang tín dụng không
phân biệt với mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời,
tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay
thương mại.
- Tự do hoá hoạt động ngoại hối:
Hoạt động ngoại
hối là hoạt động của người cư trú, người không cư
trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn...
Tự do hoá hoạt động của
các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính
Tự do hoá hoạt động của các tổ chức tài chính
trên TTTC được hiểu là việc xoá bỏ sự phân biệt
đối xử giữa các tổ chức tài chính thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau, giữa các loại hình tổ chức
tài chính, giữa các tổ chức tài chính trong nước và
tổ chức tài chính nước ngoài. Các nước có thể tiến
hành tự do hoá tài chính theo lộ trình, phương pháp
được lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm riêng có
của mình.
Lợi ích và rủi ro của tự do hoá tài chính
Lợi ích của tự do hóa tài chính
Thứ nhất,
phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả
trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Tự do hóa lãi suất
chính là quá trình để cho các lực lượng thị trường
quyết định mức giá của nguồn lực quan trọng nhất,
đó là vốn. Theo đó, nguồn lực khan hiếm này sẽ
được phân bổ tới những người vay hiệu quả nhất.
Sự vận động tự do của vốn cho phép một sự phân
bổ tiết kiệm trên toàn cầu hiệu quả hơn và hướng các
nguồn lực tới những nơi sử dụng có hiệu quả nhất.
Thứ hai,
thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng
kinh tế. Với yếu tố khác là như nhau, nếu càng có
nhiều loại định chế và sản phẩm tài chính thì hệ
thống tài chính càng hiệu quả và đóng góp nhiều
hơn cho phát triển kinh tế. Sự chuyên nghiệp cao,
lợi thế nhờ quy mô cùng tính hiệu quả do cạnh tranh
mang lại sẽ chuyển thành lợi ích cho người tiêu
dùng dưới dạng những sản phẩm chất lượng cao
và chi phí thấp. Điều này kích thích gia tăng nguồn
tiết kiệm quốc gia. Tính lưu động của vốn có thể cho
phép các nhà đầu tư đạt được các mức sinh lời cao
hơn. Lợi suất cao hơn có thể khuyến khích tiết kiệm
và đầu tư để đem lại những tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh hơn.
Thứ ba,
thúc đẩy cải cách ở các quốc gia, cải thiện
chất lượng tăng trưởng. Mở cửa, hội nhập kinh tế
nói chung và tự do hóa tài chính nói riêng sẽ buộc
mỗi quốc gia phải cải cách, thích ứng với những
chuẩn mực chung, tiên tiến của thế giới. Quá trình
cải cách diễn ra trên các mặt, khuôn khổ pháp lý
phải được thay đổi, bổ sung, hoàn thiện theo những
luật chơi chung...
Thứ tư,
tránh được những chi phí của kiểm soát
vốn. Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn, dù
có hiệu lực hay không cũng đều kéo theo những
khoản chi phí. Khi tiến hành tự do hóa thì sẽ tránh
được những chi phí này.
Rủi ro của tự do hóa tài chính
Bên cạnh những tác động tích cực thì quá trình
tự do hóa tài chính sẽ làm cho TTTC của các nước,
đặc biệt là các nước đang phát triển dễ bị tổn thương
hơn bởi các yếu tố rủi ro. Cụ thể là:
Thứ nhất,
tự do hóa tài chính có thể làm tăng
thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài chính. Điều
lo lắng này xuất phát từ hai vấn đề nảy sinh: Mở
cửa TTTC nội địa còn chưa phát triển đầy đủ sẽ dễ
bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công tài chính từ bên
ngoài; Hội nhập tài chính làm gia tăng rủi ro khủng
hoảng dây chuyền từ thị trường bên ngoài vào khu
vực tài chính trong nước.
Tự do hóa tài chính có thể làm tăng thêm khả
năng gây ra khủng hoảng nếu tiến trình tự do hoá
được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc
thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô.
Thứ hai,
tự do hóa tài chính có thể làm mất quyền
điều tiết TTTC của Chính phủ. Tự do hóa tài chính
có thể làm TTTC trong nước bị thao túng bởi các thế
lực bên ngoài, đặc biệt trong điều kiện hệ thống tài
chính nội địa có khả năng cạnh tranh kém. Các tập
đoàn, tổ chức, DN nước ngoài khi đã thao túng được
TTTC, họ sẽ chi phối đến các chính sách của Chính
phủ làm cho các chính sách này trở nên có lợi hơn
cho họ. Hơn nữa, TTTC trong nước sẽ trở nên nhạy
cảm hơn trước sự biến động của TTTC quốc tế và có
thể dẫn đến kết cục là sự bất ổn chính trị trong nước.
Mức độ tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay
Bài viết vận dụng chỉ số tự do hóa tài chính của
nhóm tác giả Abdul Abiad, Enrica Detragiache và
Thierry Tressel để đánh giá mức độ tự do hóa tài
chính của Việt Nam: Đo lường mức độ tự do hóa
tài chính bằng cách cho điểm các thành phần của tự
do hóa tài chính. Nhóm tác giả Abdul Abiad, Enrica
Detragiache và Thierry Tressel (2008) đã đưa ra 7
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...94
Powered by FlippingBook