K1 T3 - page 44

46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thành phần của tự do hóa tài chính và lượng hóa
chúng. Bảy thành phần đó bao gồm: Bãi bỏ kiểm
soát hoạt động phân bố tín dụng; Tự do hóa lãi suất;
Khuyến khích cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực
ngân hàng; Cơ chế giám sát rủi ro trong lĩnh vực tài
chính; Tự do hóa sở hữu trong lĩnh vực ngân hàng;
Tự do hóa tài khoản vốn; Bãi bỏ các áp chế đối với
thị trường chứng khoán.
Theo đó, mỗi tiêu chí sẽ được đánh giá theo thang
điểm từ 0-3, với 0 điểm dành cho mức độ kiểm soát
và áp chế hoàn toàn còn 3 điểm dành cho mức độ tự
do hóa hoàn toàn. Như vậy, số điểm tối đa của chỉ
tiêu tự do hóa tài chính sẽ là 21 điểm và số điểm tối
thiểu là 0 điểm.
Dựa theo cáchđo lườngmức độ tựdo hóa tài chính
của nhóm tác giả Abdul Abiad, Enrica Detragiache
và Thierry Tressel (2008), bài viết đã tiến hành đánh
giá mức độ tự do hóa tài chính của Việt Nam từ năm
2006 đến nay và nhận thấy rằng: Khu vực tài chính
của Việt Nam hiện tại được đánh giá là đang trong
giai đoạn mở cửa ở mức độ khá. Theo tính toán của
tác giả, đến năm 2016, điểm tự do hóa tài chính của
Việt Nam vào khoảng 14/21 điểm. Các năm 2008 -
2009 số điểm có tăng lên đôi chút (12/21 điểm), giảm
xuống vào năm 2010, 2011 (11/21 điểm), sau đó lại
tăng lên 12/21 điểm vào giai đoạn 2012-2014. Năm
2008 - 2009, điểm số tự do hoá tài chính tăng vì năm
2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, kèm theo
đó là mức độ mở cửa dần trong các lĩnh vực trong
các năm tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2011, 2012, trước
nhiều biến động về nền kinh tế vĩ mô, có một số khía
cạnh, Nhà nước quay lại kiểm soát chặt như: Tự do
hóa tín dụng, lãi suất. Giai đoạn sau đó, nền kinh tế
dần ổn định trở lại, Việt Nam mở cửa mạnh hơn khi
tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, mở rộng
room cho nước ngoài tham gia vào thị trường Việt
Nam (xem bảng).
Theo kết quả đánh giá của Tổ chức Heritage
(
về mức độ tự do hóa kinh
tế cho thấy, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có
độ mở cửa còn thấp so với trong khu vực và trên thế
giới. Trong bảng xếp hạng năm 2016, Việt Nam đang
đứng thứ 131 trên thế giới, sau các nước Malaysia,
Thái Lan, Philippines…
Khuyến nghị cho Việt Nam
trong quá trình tự do hóa tài chính
Để hội nhập kinh tế quốc tế có thể tối đa hóa
những lợi ích đồng thời giảm thiểu được những rủi
ro mà tự do hoá tài chính mang lại, bài viết đề xuất
một vài khuyến nghị sau:
Thứ nhất,
tăng cường sự lành mạnh của khuôn
khổ chính sách kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho sự
thành công khi hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa
tài chính.
Để có một khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô
lành mạnh cần phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu
lực của các chính sách kinh tế vĩ mô. Mục đích
của việc phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế
vĩ mô là làm cho hệ thống chính sách kinh tế vĩ
mô hoạt động có hiệu quả, thông qua đó sẽ có tác
động đến các biến số kinh tế vĩ mô mà Nhà nước
muốn can thiệp. Điều này một mặt là cơ sở để
thiết lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, mặt
khác lại là điều kiện để đối phó với những tác
động tiêu cực có thể gây ra.
Quá trình tự do hóa 7 lĩnh vực tài chính của Việt Nam (0 điểm: áp chế hoàn toàn, 3 điểm: tự do hoàn toàn)
Năm Tự do hóa
tín dụng
Tự do hóa
lãi suất
Mở cửa
cạnh tranh
nước ngoài
Giám sát
tài chính
Tư nhân hóa Tài khoản
vốn
Thị trường
chứng khoán
Tổng điểm
2006
1,5
3
1
1
0
1
2
9,5
2007
1,5
3
1,5
1
0
1
2,5
10,5
2008
1,5
3
2
1
0
2
2,5
12
2009
1,5
3
2
1
0
2
2,5
12
2010
1,5
2,5
2
1
0
2
2,5
11,5
2011
1
2,5
2
1
0
2
2,5
11
2012
1,5
2,5
2
1
0,5
2
2,5
12
2013
1,5
2,5
2
1
0,5
2
2,5
12
2014
1,5
2,5
2
1
0,5
2
2,5
12
2015
1,5
2,5
2
1
1
2,5
2,5
13
2016
1,5
2,75
2,25
1
1
2,75
2,75
14
Nguồn: Tính toán của tác giả
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...94
Powered by FlippingBook