K2 T4 - page 95

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
94
Trong giai đoạn 2009 - 2016, số DN kinh doanh
dịch vụ lữ hành cũng không ngừng gia tăng, với con
số gấp gần 2,5 lần (từ 113 đơn vị năm 2011 đến năm
2016 đã có 278 đơn vị). Đáng chú ý nhất là tỷ trọng các
DN lữ hành quốc tế hiện tại đã gần như tương đương
với các DN lữ hành nội địa.
Bên cạnh đó, nhân lực làm việc trực tiếp trong lĩnh
vực này cũng có xu hướng biến động tương ứng với
tỷ lệ và tốc độ tăng của các DN lữ hành. Số lượng các
hướng dẫn viên lữ hành tính bình quân trên số lượng
các DN còn khá thấp, ước đạt 9,6 hướng dẫn viên/DN
(2.668/278 DN); các hướng dẫn viên đạt chuẩn quốc tế
vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, trong những năm
vừa qua, ngành lữ hành của Thành phố đã có nhiều
khởi sắc thể hiện qua việc các loại hình tour tuyến đã
khá đa dạng, từ đường bộ, đường biển, đường hàng
không... tạo điều kiện cho du khách có nhiều sự lựa
chọn hơn trong quyết định du lịch của mình.
Tuy nhiên, hoạt động lữ hành của Thành phố vẫn
còn có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh
như giảm giá tour, giảm giá các dịch vụ để thu hút
khách, nên không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Các
đơn vị kinh doanh du lịch còn bị hạn chế về khả năng
tài chính; Thiếu cán bộ giỏi làm công tác thị trường,
tham gia hội chợ quốc tế... Việc phối hợp, hợp tác giữa
lữ hành và khách sạn vẫn còn hạn chế, chưa tạo được
mối quan hệ gắn kết khai thác có hiệu quả.
Năng lực cạnh tranh của dịch vụ lưu trú, lữ hành
Từ những phân tích về thực trạng kinh doanh
dịch vụ lữ hành và khách sạn trong thời gian qua,
có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch
vụ này tạo TP. Đà Nẵng so với các địa phương khác
trong nước cũng như khu vực theo mô hình SWOT.
Bảng 3.
Qua phân tích có thể thấy, đối với việc phát triển
dịch vụ kinh doanh lữ hành và lưu trú trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng, bên cạnh những thế mạnh và
tiềm năng sẵn có, thành phố cũng đang đối mặt với
nhiều hạn chế, thách thức to lớn. Chính vì vậy, việc
xây dựng các mục tiêu, định hướng phát triển là hết
sức cần thiết để hình thành các giải pháp hợp lý, chính
xác nhằm tận dụng tối đa các cơ hội, thế mạnh song
khắc phục được những khó khăn, thách thức hiện nay.
Một số giải pháp đề xuất
Nhằm tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh trên
cơ sở phát huy các thế mạnh, thuận lợi và giảm thiểu
các thách thức khó khăn của các DN trong ngành kinh
doanh dịch vụ lữ hành và lưu trú TP. Đà Nẵng đặc
biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay cần thực thi
đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể:
Thứ nhất,
đối với các cấp quản lý: Các cơ quan hữu
quan cần nghiên cứu ban hành các chính sách đãi ngộ,
thu hút các chuyên gia quản lý và các hướng dẫn viên
du lịch giỏi. Cùng với đó, cần xây dựng chính sách
và kế hoạch bồi dưỡng nâng cao, đào tạo mới và đào
tạo đội ngũ các cán bộ, viên chức thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt chú trọng các
mảng công tác như : xúc tiến, quảng bá du lịch, hợp
tác quốc tế, tổ chức cán bộ, quản lý lữ hành, quản lý
khách sạn, thanh tra du lịch...
Bảng 2. Cơ cấu của các DN kinh doanh lữ hành tại TP Đà Nẵng giai đoạn 2011-2016
Loại hình
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Nội địa
42
54
63
72
86
103
Quốc tế
34
39
50
60
76
105
CN lữ hành
22
28
30
33
36
46
Văn phòng đại diện
15
15
16
16
19
21
Đại lý
-
-
1
1
1
3
Tổng cộng
113
136
160
182
218
278
Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng
Bảng 1: Số lượng khách sạn tại TP. Đà Nẵng giai đoạn 2009-2016
Loại khách sạn
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
5 sao
2
4
7
8
10
10
14
14
4 sao
2
2
3
3
9
11
17
26
3 sao
12
18
27
41
45
50
60
70
1-2 sao và biệt thự
145
157
243
274
327
364
399
465
Tổng
161
181
280
326
391
435
490
575
Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng
1...,85,86,87,88,89,90,91,92,93,94 96,97,98,99,100,101,102,103,104,105,...118
Powered by FlippingBook