K2 T4 - page 96

95
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Bên cạnh đó, Thành phố nên triển khai việc quy
hoạch và phân bổ, sắp xếp lại các DN kinh doanh dịch
vụ lưu trú, lữ hành theo khu vực địa lý trên địa bàn
nhằm thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát thường
xuyên chất lượng hoạt động kinh doanh, giám sát việc
đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà
nước. Đồng thời, phê chuẩn và giám sát cụ thể việc
cấp phép thành lập các DN lữ hành, lưu trú mới trên
từng địa bàn các quận, phường nhằm đáp ứng nhu
cầu của ngành du lịch thành phố.
Thành phố cần thực hiện thẩm định lại cơ sở lưu
trú, lữ hành đã đi vào kinh doanh từ trước đến nay
theo đúng quy định để góp phần duy trì và nâng cao
chất lượng dịch vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch, lữ
hành; Kiểm tra và chọn lọc những cơ sở kinh doanh
lữ hành, lưu trú đạt tiêu chuẩn và công bố để phục
vụ khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
ở các điểm du lịch, giúp du khách có cơ sở để lựa
chọn và quyết định; Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo,
tọa đàm chuyên môn, tổ chức các buổi đối thoại giữa
lãnh đạo UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với
các DN nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tổ chức
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản
lý và giám đốc cơ sở lưu trú, lữ hành; Đẩy mạnh
việc hợp tác liên kết vùng với các địa phương có thế
mạnh về du lịch như: Huế, Quảng Nam, Quảng Bình,
Khánh Hòa…
Thứ hai,
đối với các DN kinh doanh lữ hành, lưu
trú. Sớm nghiên cứu việc tạo ra các sản phẩm du lịch
độc đáo và khác biệt để khẳng định vị thế của DN
trên thị trường du lịch thành phố. Các sản phẩm về
lữ hành, lưu trú mà DN cung cấp cho thị trường phải
trên cơ sở điều tra sự hài lòng, thị hiếu của khách hàng,
chiến lược và chính sách phát triển dịch vụ của thành
phố và nguồn lực của đơn vị để hướng đến việc đầu
tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ.
Các nhà quản lý tại các DN kinh doanh lữ hành
và lưu trú cần tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ
thông tin, thế mạnh về nhân lực, cơ sở vật chất để cùng
hỗ trợ nhau phát triển; Tạo lập các website liên kết,
quảng bá về nhóm DN theo đặc thù nhóm sản phẩm,
phân bổ địa lý; Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên; ban hành
và ứng dụng các quy tắc ứng xử nghề nghiệp trong
khuôn khổ DN.
Đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành và lưu
trú có quy mô lớn, đã được thẩm định đạt yêu cầu
về chất lượng, cần tiến hành công tác thăm dò thị
trường ngoài phạm vi thành phố, thậm chí là các
quốc gia trong khu vực, từ đó, xây dựng định hướng
cung cấp dịch vụ vượt phạm vi biên giới, ngoài địa
bàn TP. Đà Nẵng.
Tai liêu tham khao
1. UBND TP. Đà Nẵng (2010), Quy hoạch tổng thể lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
theo Quyết định số 7099/QĐ-UBND ngày 17/09/2010;.
2. Sở văn hóa thể thao du lịch TP Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch các năm2009 đến năm2016;
3.
Bảng 3. Phân tích SWOT năng lực cạnh tranh của dịch
lưu trú, lữ hành TP. Đà Nẵng
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm yếu (Weakness)
- Vị trí giao thông thuận lợi.
- Phát triển kinh tế của thành phố nhiều năm qua ổn định và
tăng trưởng cao.
- Được bình chọn là điểm đến hấp dẫn, thành phố an toàn,
thông minh, thân thiện.
- Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ, hoàn
chỉnh (cảng hàng không, cảng biển, ga tàu lửa, bến xe..).
- Môi trường kinh doanh và đầu tư được đánh giá tốt, an toàn
(Nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI).
- Nguồn nhân lực dồi dào, trẻ.
- Quy mô của các DN kinh doanh lữ hành, du lịch của Thành phố
đa phần là nhỏ, gặp nhiều khó khăn về vốn.
- Số lượngcácDNđạt chuẩnqua kiểmđịnh, xếphạngcònchưanhiều.
- Nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong ngành còn thiếu
chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ còn thấp. Số lượng
các hướng dẫn viên quốc tế còn chưa nhiều.
- Phân khúc khách sạn từ 4 sao, 5 sao và cao cấp để phục vụ
khách nước ngoài còn chưa nhiều.
- Công suất khai thác của cơ sở hạ tầng phục vụ chịu ảnh hưởng
lớn của yếu tố mùa vụ.
Cơ hội (Opportunities)
Thách thức (Threats)
- Việt Nam gia nhập AEC và ký kết nhiều hiệp định tự do hóa
thương mại.
- Quy hoạch của chính phủ và chính quyền Đà Nẵng phát triển
thành một thành phố du lịch trọng điểm của khu vực Miền Trung
Tây Nguyên và của cả nước.
- Tuyến hành lang kinh tế Đông –Tây được kỳ vọng phát triển
xuyên Á qua đó tạo cơ hội thúc đẩy phát triển dịch vụ lữ hành,
du lịch lưu trú.
- Đà Nẵng nằm trong kế hoạch là địa phương tiến hành đăng cai
các sự kiện lớn như Hội nghị cấp cao APEC 2017.
- Thị trường kinh doanh dịch vụ lữ hành và lưu trú mở cửa theo
các cam kết tự do hóa WTO, AEC…đã ký kết sẽ làm cho các DN
nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ xâm nhập
vào thị trường trong nước; tạo áp lực cạnh tranh lớn cho DN nội
địa tại thành phố.
- Các địa phương khác ở khu vực Miền Trung đều có lợi thế về
phát triển dịch vụ lữ hành, lưu trú.
- Cần có công tác quản lý về mặt quy hoạch kiến trúc, quản lý
chất lượng ngành nghề, cơ sở vật chất hạ tầng... tương xứng với
tốc độ phát triển.
- Cần có nguồn lực tài chính lớn để tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ
sở hạ tầng phục vụ du lịch.
1...,86,87,88,89,90,91,92,93,94,95 97,98,99,100,101,102,103,104,105,106,...118
Powered by FlippingBook