K2 T4 - page 78

77
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
chức nhiều nội dung có sự trùng lặp giữa kế toán tài
chính và kế toán quản trị, bộ máy kế toán cồng kềnh,
hiệu quả không cao, không phát huy được vai trò của
từng bộ phận kế toán và trang thiết bị, phương tiện kỹ
thuật tính toán và hệ thống thông tin hiện đại. Do vậy,
mô hình này không phù hợp với các DN sản xuất.
- Theo mô hình tổ chức công tác kế toán kết hợp:
Khi
tổ chức bộ máy kế toán không cần phải tách ra thành
2 bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị riêng
biệt. Mỗi bộ phận kế toán đều có nhiệm vụ thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin đến từng đối tượng kế
toán cụ thể có liên quan, vừa phục vụ cho việc lập
báo cáo tài chính vừa phục vụ cho việc lập các báo
cáo quản trị. Do vậy, trong mỗi bộ phận đồng thời
phải tiến hành kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.
Tuy nhiên, DN chế biến gỗ vẫn cần phải bố trí một bộ
phận riêng để thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích
thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán sản
xuất kinh doanh và ra quyết định kinh doanh.
Thứ hai,
cần xác lập nội dung công tác kế toán
quản trị trong DN chế biến gỗ cho phù hợp với yêu
cầu quản lý và mô hình kế toán quản trị. Theo đó,
nhà quản trị DN cần căn cứ vào quy mô và đặc điểm
tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ, khả
năng của đội ngũ cán bộ kế toán; thực tế trang thiết
bị kỹ thuật, yêu cầu quản trị DN đặt ra đối với kế
toán quản trị để có thể lựa chọn và thiết kế các mẫu
chứng từ sao cho phù hợp với từng loại nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh ở các bộ phận trong DN.
Mẫu chứng từ kế toán phục vụ cho kế toán quản trị
phải hợp lý, phù hợp và phải phản ánh được đầy đủ
các chỉ tiêu, số liệu, ngày lập, nội dung kinh tế của
các nghiệp vụ…theo yêu cầu quản trị của DN.
Bên cạnh đó, DN chế biến gỗ cũng cần quy định
rõ trách nhiệm của các bộ phận quản lý trong việc
kiểm tra nội dung từng loại nghiệp vụ kinh tế phát
sinh phản ánh trên chứng từ, để từ đó đưa ra các biện
pháp xử lý, truy cứu trách nhiệm của từng đối tượng
nếu có sai sót nghiêm trọng. Trong phòng kế toán,
phải quy định rõ trách nhiệm đối với từng nhân viên,
từng bộ phận trong việc kiểm tra chứng từ trước khi
ghi chép vào sổ hoặc nhập dữ liệu vào máy.
Thứ ba,
về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế
toán trong kế toán quản trị: Tùy theo yêu cầu cụ thể
trong từng DN chế biến gỗ mà thiết kế, xây dựng hệ
thống tài khoản kế toán quản trị theo yêu cầu. DN chế
biến gỗ có thể mở các tài khoản kế toán chi tiết theo
các cấp trong từng DN vụ kinh tế phát sinh như khi
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo từng công việc, từng sản phẩm, từng bộ phận
sản xuất, cũng như khi bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh theo từng địa điểm, từng nhóm mặt
hàng, kế toán hàng tồn kho theo từng loại nguyên
vật liệu, sản phẩm, thành phẩm. Để phục vụ yêu cầu
quản lý riêng DN chế biến gỗ có thể thiết kế xây dựng
sổ kế toán mới như phiếu tính giá thành theo từng
công việc, sổ chi tiết bán hàng cho từng khách hàng.
Thứ tư,
hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần xây
dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin quản lý
nội bộ, đảm bảo tính chất có thể so sánh. Báo cáo quản
trị phải vừa trình bày được các thông tin thực hiện
vừa phải trình bày các thông tin dự toán tương ứng để
đảm bảo so sánh những kết quả thực tế so với dự toán.
Thứ năm,
tăng cường khả năng phân tích của kế
toán quản trị, trước hết là phân tích mối quan hệ
Chi phí – Doanh thu – Lợi nhuận. Mô hình kế toán
quản trị cho phép chi tiết từng thành từng phần cụ
thể như: Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản
phẩm, kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả
bán hàng, kế toán quản trị về tài sản cố định, hàng
tồn kho, tiền lương công nợ… Phân tích các thông
tin thích hợp cho việc ra quyết định và phân tích
mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận.
Mọi biện pháp mà nhà quản lý đưa ra áp dụng
nhằmmục đích không ngừng gia tăng lợi nhuận cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Muốn vậy,
phải tăng doanh thu thuần, giảm chi phí, trước hết
là chi phí biến đổi: Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng
chi phí biến đổi – Tổng chi phí cố định
Giả sử tổng chi phí cố định không thay đổi thì
lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào doanh thu và chi phí
biến đổi chênh lệch này được gọi là lãi giới hạn (lợi
nhuận giới hạn): Lợi nhuận giới hạn = Doanh thu –
Tổng số chi phí biến đổi
Tỷ suất lợi nhuận giới hạn trên doanh thu =
(Lợi nhuận giới hạn/ Doanh thu thuần) * 100
Từ kết quả trên, ta có: Lợi nhuận giới hạn – Chi
phí cố định > 0 có lãi ; =0 hòa vốn ; <0 lỗ vốn.
Tóm lại, kế toán quản trị là một bộ phận kế toán cấu
thành có vai trò quan trọng là cung cấp thông tin về kế
toán tài chính cho lãnh đạo DNvà các nhà quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy các DN
chế biến gỗ trên địa bàn TP. NamĐịnh cần khẩn trương
xây dựng và áp dụng mô hình kế toán quản trị để phục
vụ quản lý kinh doanh một cách tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2010),
NXB Thống kê ;
2. PGS.TS. Phạm Văn Dược– TS. Huỳnh Lợi(2009), Mô hình và cơ chế vận hành
kế toán quản trị, NXB Tài chính ;
3. Phạm Văn Dược(1995), Vận dụng kế toán quản trị ở DN Việt Nam trong nền
kinh tế thị trường.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...118
Powered by FlippingBook