K2 T4 - page 84

83
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Lực lượng lao động phân theo khu vực nông
thôn và thành thị chiếm tỷ lệ thuận với dân số, khu
vực nông thôn đông lao động từ 15 tuổi trở lên
chiếm 71,3%, còn khu vực thành thị chiếm 28,7%.
Tuy nhiên, năng suất lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp chiếm khoảng 2%. Vì vậy, quá trình công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn phải chuyển
dịch tỷ trọng lao động nông nghiệp sang các ngành
kinh tế khác là khá lớn. Trong khi đó, lực lượng lao
động của Tỉnh tập trung chủ yếu ở ngành nông lâm
thủy sản, ngành công nghiệp xây dựng chiếm vị trí
thứ hai và cuối cùng là dịch vụ. Tuy nhiên, xét về
hiệu suất lao động, ngành công nghiệp xây dựng
có hiệu suất cao hơn và tăng mạnh qua các năm;
hiệu suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
thấp, ngành dịch vụ đứng thứ hai.
Có được kết quả trên là do Tỉnh đã tập trung
phát triển giáo dục, đào tạo một cách căn bản, toàn
diện. Đến năm 2015, Tỉnh đã phổ cập bậc học trung
học cơ sở. Lao động được đào tạo trong giai đoạn
2011 -2015 có sự chuyển biến tốt cả về số lượng và
chất lượng.
Tỉnh đẩy mạnh phát triển mô hình xã hội học
tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục,
theo nhu cầu của xã hội. Sử dụng phân bổ hợp lý
và hiệu quả nguồn nhân lực gắn với các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với đó, huy động mạnh mẽ các nguồn lực
cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực; Tăng đầu tư
của Nhà nước cho phát triển nhân lực, xã hội hóa
để phát triển nhân lực, nhất là trong giáo dục, đào
tạo, y tế. Hình thành và phát triển các quỹ tín dụng
học tập...
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, vấn
đề phát triển nguồn nhân lực tại tỉnh Quảng Nam,
vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:
Tình hình phát triển nguồn nhân lực
tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015
Trong 5 năm qua (2011- 2015), dân số trung bình
của tỉnh Quảng Nam tăng bình quân 10.765 người,
tương ứng với tỷ lệ tăng 0,73%. Trong đó, quy mô
nguồn lao động dồi dào, chiếm khoảng 60% dân
số, lực lượng lao động đang làm việc trong các
thành phần kinh tế chiếm đến 58% dân số.
Số liệu trên cũng cho thấy, dân số của Quảng
Nam dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015
là trên 40%, tạo bước đột phá trong chuyển dịch
cơ cấu lao động. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế
của tỉnh Quảng Nam thì chất lượng đội ngũ cán bộ
là nhân tố quan trọng quyết định. Từ đó, đòi hỏi
các nhà quản lý phải lựa chọn và đào tạo một đội
ngũ cán bộ kế cận để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Phát triểnnguồnnhân lực
tại tỉnhQuảngNamtrongthời kỳ hội nhập
Nguyễn Trần Hiền Anh
– Quảng Nam,
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
– Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Quảng Nam xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng,
quyết định đến việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh, đặc
biệt là phấn đấu cơ bản trở thành một Tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Do đó, để hiện thực hóa mục tiêu
này, Tỉnh cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, lao động, hội nhập quốc tế
In the context of international economic
integration, Quang Nam province determines
that human resources play an important role
in successfullycompleting socio-economic
development targets in the province,
especially to become an industrial province by
2020. Therefore, in order to realize this goal,
Quang Namprovince needs to have a strategy
for high-quality humanresources development
for the integration period.
Keywords: Human resources, labor, internation-
al integration
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86,87,88,89,90,91,92,93,94,...118
Powered by FlippingBook