K2 T4 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
82
lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng tương đương nhau.
Cơ cấu trong nội bộ Ngành này thời gian qua không
có nhiều biến động (cơ cấu ngành năm 2016 gần giống
năm 2011) và nhìn chung phù hợp với mục tiêu đề ra
trong “Quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020”, cũng như phù hợp với điều
kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Giá trị sản xuất nông,
lâm nghiệp, thủy sản bình quân hàng năm tăng 6,05
%. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng ngành chăn nuôi, từ 32% năm 2011 lên 41%
năm 2016. Năm 2016, toàn Tỉnh có 750 trang trại chăn
nuôi tăng 300 trang trại so với năm 2013, bước đầu hình
thành các vùng chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn
dịch bệnh. Ngành trồng trọt tăng từ 2.065,75 tỷ đồng
(năm 2006) lên 2.421,3 tỷ đồng (năm 2011) đến năm
2016 là 11.411,3 tỷ đồng, tăng 5,5 lần so với năm 2006.
- Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ:
Giai
đoạn 2011 – 2016, cơ cấu ngành Dịch vụ tỉnh Thái
Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng hướng tuy nhiên
tốc độ chuyển dịch còn chậm. Tỷ trọng trong GDP
của ngành Dịch vụ năm 2011 là 7,97%, đến năm 2014
giảm xuống còn 6,4% (năm 2014) và tăng lên 9,6% năm
(2016). Hoạt động thương mại đã có nhiều chuyển
biến tích cự. Các mặt hàng chính sách phục vụ nhân
dân miền núi, vùng cao được quan tâm thực hiện.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên
địa bàn năm 2016 đạt 22,3 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng
trương ngành dịch vụ tương đối ổn định, giá trị xuất
khẩu và nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, linh
kiện điện tử, vải và phụ liệu may mặc. Ngành Dịch vụ
ngân hàng, bảo hiểm, hành chính công phát triển theo
hướng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, đa dạng
về thành phần kinh tế và chất lượng các dịch vụ được
nâng cao. Ngành Bưu chính, viễn thông của tỉnh Thái
Nguyên phát triển mạnh, góp phần nâng cao trình độ
hiện đại hoá thông tin chung của khu vực.
- Cơ cấu lao động:
Giai đoạn 2011 – 2016, cơ cấu lao
động của Tỉnh có sự dịch chuyển theo hướng: tăng
dần tỷ trọng lao động trong ngành Công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ; giảm dần lao động trong ngành
nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2011, Tỉnh đã tạo
ra được 22.000 việc làmmới cho người lao động, năm
2014 giải quyết việc làm cho 22.000 lao động (trong
đó, xuất khẩu lao động là 1.000 người), đến năm
2016 số lao động xuất khẩu là 1.610 người. Điều này
cho thấy những dấu hiệu tích cực trong chính sách
chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Tỉnh.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Kinh tế của Thái Nguyên thời gian qua đã có
những bước tăng trưởng nhanh và ổn định, diện
mạo đô thị thay đổi đáng kể, đời sống người dân đã
không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Tỉnh này vẫn còn chậm
chưa phát huy hết những tiềm năng vốn có. Từ phân
tích thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp
nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn sắp
tới như sau:
-
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Cơ
sở hạ tầng là huyết mạch, quyết định tốc độ và hiệu
quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển; vừa
nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Vì vậy, Thái Nguyên cần có kế hoạch xây dựng nâng
cấp đồng bộ mạng lưới đường giao thông, mạng lưới
bưu chính viễn thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát
nước cho các huyện, xã.
-
Khai thác, tạo vốn đầu tư, đẩy mạnh phát triển
kinh tế. Việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn vốn tạo ra và hiệu quả sử
dụng nguồn vốn đó. Thực hiện tốt việc quản lý, khai
thác các nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ
chi ngân sách, đảm bảo thúc đẩy, tăng trưởng kinh
tế, giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội.
-
Nghiên cứu, đổi mới, các ứng dụng khoa học
công nghệ, từ đó tạo nền tảng phát triển cho các
ngành công nghệ cao. Tăng cường đầu tư nghiên cứu
và triển khai ứng dụng, nâng dần tỷ lệ đầu tư cho
phát triển khoa học công nghệ.
-
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Liên
kết đào tạo với các trường ở nước ngoài, đa dạng hóa
và mở rộng các hình thức hợp tác đào tạo gắn kết
giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.
-
Mở rộng hợp tác, liên kết tỉnh, vùng, cả nước chủ
động hội nhập quốc tế. Tập trung chỉ đạo tái cơ cấu
sản xuất, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực giá trị gia
tăng cao, công nghệ cao, các ngành có lợi thế so sánh.
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, Thái
Nguyên cần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Muốn vậy, Thái Nguyên cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp, có như vậy Thái Nguyên mới sớm trở
thành một Tỉnh có trình độ phát triển cao của Vùng
Trung du và miền núi phía Bắc.
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Tất Thắng (chủ biên) (2004), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội;
2. GS., TS. Hoàng Văn Châu (2009), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”, Tạp chí Kinh tế đối
ngoại, (38);
3. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011,
phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2012-2017.
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...118
Powered by FlippingBook