K2 T4 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
84
-
Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trên địa bàn Tỉnh tuy có
sự quan tâm, nhưng chưa được chú trọng đầu tư
phát triển. Các doanh nghiệp, cụm công nghiệp
chưa quan tâm đến công tác đào tạo chuyên
môn, kỹ thuật gắn với vị trí nhu cầu việc làm.
Việc đào tạo ngành nghề lao động nông thôn
còn hạn chế, chưa chú trọng đào tạo ngành nghề
gắn với phát triển các ngành nghề truyền thống
của từng địa phương.
-
Hệ thống giáo dục ở tỉnh Quảng Nam còn
chưa được đầu tư tốt, vẫn còn nhiều bất cập, số
lượng trường vẫn còn ít so với nhu cầu, giáo viên
hạn chế về số lượng và chuyên môn.
-
Mặc dù số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng
tương đối cao, nhưng do Tỉnh chưa có chính sách
đãi ngộ, khuyến khích, thu hút nhân tài nên nhiều
em học sinh là con em của địa phương sau khi tốt
nghiệp cao đẳng, đại học đã không về cống hiến
tại quê hương.
-
Thông tin thị trường cho người lao động còn
hạn chế. Trung tâm giới thiệu việc làm chưa nắm
bắt và giới thiệu việc làm kịp thời cho người lao
động. Các ngành nghề, dịch vụ còn quá ít.
-
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa thật đồng bộ
còn chậm bất hợp lý và còn dàn trải. Chính sách
khuyến khích nghiên cứu ứng dụng các công
nghệ của tiến bộ sinh học vào sản xuất, đời sống
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật
nuôi… chưa được chú ý; sự bố trí nguồn lực chưa
thật sự hợp lý đã gây ra sự mất cân đối giữa các
ngành, nghề trên địa bàn Tỉnh.
-
Nhận thức của người dân chưa cao, còn chịu
ảnh hưởng nhiều bởi phong tục, phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên nhiều, vẫn còn mang nặng tính
tự cung, tự cấp, việc tiếp cận thông tin khoa học
còn nhiều hạn chế.
Từ cơ sở tình hình thực tế về phát triển nguồn
nhân lực trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã
đặt ra mục tiêu phát triển nguồn lực của Tỉnh này
đến năm 2020 có cơ cấu lao động tham gia nông
lâm nghiệp và thủy sản: 41,3%; công nghiệp và xây
dựng: 31,6%; dịch vụ: 27,1%. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 75%, trong đó lao động qua đào tạo
nghề chiếm 60% trên tổng số lao động tham gia
hoạt động kinh tế. Giải quyết việc làm mới bình
quân hàng năm 50.000 lao động. Thất nghiệp khu
vực thành thị dưới 4%.
Cũng theo kế hoạch phát triển nguôn lực của
tỉnh Quảng Nam, đến năm 2020, trong tông sô
nhân lưc đang lam viêc, có khoảng 693,7 nghin
ngươi qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 75% trên tổng số lao
động tham gia hoạt động kinh tế, trong đó qua đào
tạo nghề là 555 nghin ngươi, chiếm 60% và đào tạo
chuyên nghiệp là 138,7 nghin người, chiếm 15%...
Giải pháp phát triển
nguồn nhân lực tại tỉnh Quảng Nam
Để phát triển nguồn nhân lực tại tỉnh Quảng
Nam đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng,
đáp ứng yêu cầu đỏi hỏi từ thực tế, thời gian tới
Tỉnh cần tập trung triển khai một số nhóm giải
pháp sau:
Thứ nhất,
phát triển giáo dục đào tạo.
- Củng cố mạng lưới trường học, trung tâm
giáo dục thường xuyên, thư viện, trung tâm hướng
nghiệp dạy nghề đáp ứng được yêu cầu từ thực
tiễn…; Xác định mối quan hệ giữa mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực để
có giải pháp cụ thể.
- Phát triển các hình thức bồi dưỡng và dạy nghề
cho người lao động theo yêu cầu; Phát triển đào tạo
nghề và giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật trên
địa bàn Tỉnh. Thu hút nguồn vốn cho đào tạo nhân
lực từ các doanh nghiệp, các đơn vị tài trợ…
Thứ hai,
quản lý sử dụng nguồn cán bộ.
Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ các cấp, xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu
công việc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Thứ ba,
các cơ quan chức năng cần đổi mới
phương thức quản lý nhà nước về phát triển nhân
lực, phát triển thị trường lao động theo hướng
ổn định, bền vững; Đảm bảo nguồn tài chính cho
phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các cơ
quan hữu quan cần đẩy nhanh thực hiện chính
sách đảm bảo hoạt động an sinh xã hội gắn kết
với phát triển nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính
sách xoa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm bảo
đảm an sinh xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. UBND tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 4229/QĐ - UBND phê duyệt Quy
hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020;
2. Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 của UBND tỉnh Quảng
Nam về ban hành đề án tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã,
phường, thị trấn trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2011-2016;
3. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011
về phê duyệt Chiến lượt phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020;
4. Nghị quyết quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán
bộ giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...118
Powered by FlippingBook