K2 T4 - page 87

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
86
khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối các nhà
đầu tư, các DN quốc tế; tổ chức các hoạt động trưng
bày ý tưởng kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư.
Vườn ươm cũng sẽ kết nối các vườn ươm DN khác
để góp phần hình thành “hệ sinh thái” khởi nghiệp
trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, Hà Nội sẽ
áp dụng 4 biện pháp để trở thành trung tâm khởi
nghiệp, cụ thể gồm: Có một chính sách nhằm khuyến
khích khởi nghiệp như cụ thể hóa Đề án hỗ trợ khởi
nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, Quy chế hỗ trợ DN
sau đăng ký kinh doanh, xây dựng Đề án chính
quyền thân thiện…; Hình thành trung tâm hỗ trợ
khởi nghiệp chung, trước mắt hỗ trợ 2 nhân tố chính
trong khởi nghiệp là công nghệ thông tin và khoa học
công nghệ. Cùng với đó, khuyến khích các DN, các
thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào công cuộc
hỗ trợ này; nghiên cứu hình thành quỹ đầu tư mạo
hiểm mà giới khởi nghiệp rất quan tâm. Trong đó
có một phần đóng góp của ngân sách Thành phố và
phần còn lại do DN đóng góp; Tiếp tục thực hiện tốt
cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu
tư, tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn khởi nghiệp.
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
DN khởi nghiệp được nhìn nhận như một yếu
tố tích cực tác động đến sự phát triển kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng hoạt động khởi
nghiệp hiện nay ở nước ta có thể thấy đang gặp
rất nhiều khó khăn như: Thiếu hành lang pháp lý,
thiếu vốn đầu tư, yếu về nguồn nhân lực… Thực tế,
các DN khởi nghiệp dù có nhiều ý tưởng sáng tạo
nhưng chưa thực sự thu hút sự quan tâm của các
quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư tư nhân.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các hoạt động hỗ trợ
khởi nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng tự phát,
thiếu sự liên kết và chưa thực sự đủ mạnh để phát
triển các DN khởi nghiệp Việt Nam ngang tầm với
các DN trên thế giới. Các DN vẫn phải “tự bơi” là
chính: Vay vốn vẫn phải có thế chấp bằng tài sản,
trong khi DN nhỏ mới thành lập, khả năng tiếp cận
nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi rất thấp.
Đến nay, những chính sách đặc thù cho khởi nghiệp
về nhà đầu tư mạo hiểm, cơ chế đối ứng đầu tư giữa
Nhà nước và quỹ tư nhân chưa có; kiến thức, kinh
nghiệm đầu tư khởi nghiệp cũng rất hạn chế. DN
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa được định nghĩa
trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các đặc thù
về khởi nghiệp và đầu tư cho khởi nghiệp chưa được
thể hiện trong các quy định về thuế, tài chính, đầu tư.
Thực tế, do chưa có quy định nào về mặt pháp lý liên
quan đến loại hình mới này nên để hợp thức hóa việc
kinh doanh, các DN phải “lái” sang các hình thức
kinh doanh tương tự đang được cấp phép như sàn
thương mại điện tử, sàn công nghệ thông tin, phát
triển phần mềm, tư vấn tài chính…
Chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp là vô cùng cần
thiết. Có một thực tế là, lâu nay, khi nói đến hỗ trợ
DN, chúng ta thường nghĩ ngay đến biện pháp hỗ
trợ tài chính trực tiếp. Theo nhiều chuyên gia, trước
hết phải tạo hành lang pháp lý để thu hút dòng
vốn tư nhân cho DN khởi nghiệp, đồng thời phải
có nhận thức đúng về khởi nghiệp, về hệ sinh thái
khởi nghiệp cũng như khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo. Khi có cùng một nền nhận thức, chúng ta sẽ
hiểu và xác định được những gì mà DN khởi nghiệp
cần, vai trò tham gia của Nhà nước đến đâu và tư
nhân sẽ làm gì.
Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ
và phát triển DN đến năm 2020 cũng đã đưa ra những
nhóm giải pháp cụ thể về tạo dựng môi trường thuận
lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp. Điều mà cộng đồng DN
quan tâm là các cơ quan có liên quan triển khai những
vấn đề đó trong thực tế như thế nào. Bên cạnh đó, để
DN khởi nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bền
vững, cần có các chính sách và quy định pháp luật
phù hợp, trong đó, các chính sách ưu đãi về thuế, tín
dụng, chính sách phát triển vườm ươm… Cùng với
đó, Hà Nội cần chú trọng tập trung vào các chính sách
như bảo lãnh tín dụng và các quỹ hỗ trợ vay vốn đối
với các DN khởi nghiệp trong giai đoạn đầu thành lập
nhằm giải quyết bài toán về vốn cho DN...
Bên cạnh đó, Hà Nội cần tăng cường phát triển
thêm các kênh huy động vốn cho DN khởi nghiệp, chú
trọng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán;
nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch chứng khoán
dành cho các DN khởi nghiệp, giúp các DN huy động
vốn trực tiếp từ xã hội góp phần tích cực trong việc tháo
gỡ khó khăn về vốn cho DN khởi nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, Động thái và thực trạng kinh tế Việt Namgiai đoạn 2011-2015;
2. TS. Trần Lương Sơn, ThS. Chu Thái Hòa, Nhà nước và khởi nghiệp: Bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam;
3. TS. Nguyễn Viết Lợi, “Bệ đỡ” cho các DN khởi nghiệp từ chính sách tài chính,
Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 9/2016.
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đặt mục tiêu nâng
tổng số doanh nghiệp thành lập mới đến năm
2020 lên mức 200.000 doanh nghiệp, bằng
cách tạo lập một môi trường kinh doanh thuận
lợi để khơi dậy và cổ vũ tinh thần khởi nghiệp,
tinh thần đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...118
Powered by FlippingBook