K2 T4 - page 74

73
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những
tổn thất do hao mòn TSCĐ gây ra. Bởi vậy, thông tin
về TSCĐ, khấu hao TSCĐ là hết sức quan trọng đối
với một DN. Theo thông tư 203/2009/TT-BTC ngày
20/10/2009 của Bộ Tài chính quy định việc trích hoặc
thôi trích khấu hao TSCĐ thực hiện bắt đầu từ ngày
(theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm.
Tuy nhiên, trên thực tế thì DN vẫn tính khấu hao
TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng. Việc tính khấu
hao này không phải là sai sót trọng yếu, tuy nhiên
nó sẽ gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chi phí, giá
thành, lợi nhuận của DN ở kỳ có biến động tăng
hoặc giảm TSCĐ.
Thứ ba,
việc kế toán kê khai khấu trừ thuế giá trị
gia tăng (GTGT) đầu vào khi đầu tư TSCĐ nhưng
không đủ điều kiện được khấu trừ. Điều này sẽ dẫn
đến việc xác định sai nguyên giá, giá trị hao mòn và
khấu hao TSCĐ, ảnh hưởng đến chi phí, kết quả hoạt
động của DN và ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp ngân
sách nhà nước. Theo quy định hiện hành của Nhà
nước, DN chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi
mua tài sản, dịch vụ nói chung, TSCĐ nói riêng nếu
thoả mãn đồng thời các điều kiện: (1) Đơn vị kế toán
đăng ký với Nhà nước tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ; (2) Khi mua tài sản, dịch vụ đơn vị
phải nhận được hoá đơn giá trị gia tăng (mua của
đơn vị tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ); (3) Tài sản, dịch vụ mua được sử dụng
cho hoạt động thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng,
kể cả chịu thuế với thuế suất 0%; (4) Phải có chứng từ
thanh toán qua ngân hàng đối với giao dịch có giá trị
từ 20.000.000 đồng trở lên. Nếu thiếu một trong bốn
điều kiện trên thì khi mua TSCĐ, đơn vị kế toán sẽ
không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Thuế GTGT không được khấu trừ trong trường hợp
này sẽ được tính vào nguyên giá TSCĐ.
Thứ tư,
giá trị gia tăng quyết toán nâng cấp TSCĐ
thành sửa chữa lớn TSCĐ. Chi phí nâng cấp TSCĐ
được quyết toán tăng nguyên giá TSCĐ nó sẽ ảnh
hưởng đến khấu hao TSCĐ. Sửa chữa lớn TSCĐ dù
là sửa chữa lớn theo kế hoạch (trích trước chi phí sửa
chữa), hay sửa chữa lớn ngoài kế hoạch (phân bổ dần
chi phí sửa chữa) thì việc quyết toán chi phí sửa chữa
chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh
doanh mà không ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ.
Mục đích của việc quyết toán nâng cấp TSCĐ thành
sửa chữa lớn TSCĐ là giá trị gia tăng muốn khấu trừ
nhanh chi phí sửa chữa thay vì khấu trừ dần thông
qua việc tính khấu hao TSCĐ. Không phải số tiền sửa
chữa lớn hay nhỏ để quyết định đưa vào sửa chữa
lớn hay nâng cấp mà vấn đề quan trọng đó là phải
căn cứ vào kết quả sửa chữa hay khả năng hoạt động
của TSCĐ sau sửa chữa. Theo quy định hiện hành
thì sửa chữa TSCĐ là công việc bảo dưỡng, thay thế
các chi tiết, bộ phận của TSCĐ nhằm khôi phục khả
năng hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn
như thiết kế ban đầu của TSCĐ; nâng cấp TSCĐ là
công việc cải tạo, xây lắp, đầu tư bổ sung cho TSCĐ
nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính
năng, tác dụng của TSCĐ so với thiết kế ban đầu
hoặc kéo dài thời gian sử dụng hay làm giảm chi phí
hoạt động của TSCĐ so với trước khi nâng cấp. Với
phương pháp kế toán nâng cấp TSCĐ theo chế độ kế
toán hiện hành, nguyên giá TSCĐ sau nâng cấp bằng
nguyên giá ban đầu của TSCĐ cộng chi phí nâng cấp
thực tế; còn giá trị tính khấu hao - hao mòn của TSCĐ
sau nâng cấp được xác định bằng giá trị còn lại của
TSCĐ được nâng cấp cộng chi phí nâng cấp thực tế.
Thứ năm,
hệ thống những chỉ tiêu như nguyên giá,
giá trị hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại, sức sản xuất,
tỷ suất hao phí hay tỷ suất sinh lời của TSCĐ… là
những chỉ tiêu mang tính quá khứ và mọi đối tượng
đều có thể biết khi nghiên cứu các báo cáo tài chính
của DN. Tuy nhiên, để đưa ra các quyết định như
thay thế máy móc thiết bị, dây chuyền cũ bằng máy
móc, thiết bị, dây chuyền mới hoặc cải tạo hay nâng
cấp để tăng khả năng sản xuất - kinh doanh thì những
thông tin đó là chưa đủ đối với các nhà quản trị DN.
Để có thể đưa ra được những quyết định này, đòi hỏi
nhà quản trị phải có thông tin phân tích kết quả kinh
doanh trong quá khứ, hiện tại, từ đó đưa ra phương
án lựa chọn thích hợp.
Như vậy, thông tin do kế toán nói chung và kế
toán TSCĐ nói riêng cung cấp có ý nghĩa thiết thực
với mọi đối tượng có lợi ích liên quan từ hoạt động
của DN. Khi được tổ chức tốt thì nó sẽ thực sự trở
thành công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử
dụng máy móc, thiết bị trong các DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03, VAS 04;
2. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc ban
hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
3. Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
Chế độ kế toán DN.
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là
những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại
lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Đối với
những doanh nghiệp có quy mô lớn, việc phân
loại tài sản cố định cần phải có độ chính xác
cao, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
sản xuất của doanh nghiệp.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...118
Powered by FlippingBook