K2 T4 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
72
sai sót nhất định. Vấn đề quan trọng đặt ra đó là làm
thế nào khắc phục các sai sót để đảm bảo những thông
tin cung cấp là chính xác, nhằm hạn chế tối đa những
tổn thất cho DN. Công tác kế toán TSCĐ tại các DN ở
Việt Nam hiện nay đang có những tồn tại và hạn chế
như sau:
Thứ nhất,
việc phân loại TSCĐ chưa thống nhất
với tính chất tham gia của TSCĐ.“ TSCĐ trong các
DN là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem
lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN”. Đối với những
DN có quy mô lớn thì việc phân loại TSCĐ rất cần
phải có độ chính xác cao, vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng sản xuất của DN. Tuy nhiên, do tính
chất của ngành là khai thác và sản xuất, bởi vậy việc
phân loại và sử dụng của tài sản cố định sẽ không
tránh khỏi những bất cập. Một TSCĐ hữu hình khi
được đưa vào sử dụng sẽ luôn tuân thủ tối đa các
điều kiện của kỹ thuật để đảm bảo hoạt động tốt
nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nó không thể hạn
chế được sự ăn mòn, do tác động của các yếu tố
tự nhiên như thời tiết, khí hậu và môi trường. Như
vậy, sự hao mòn của TSCĐ hữu hình là một phạm
trù khách quan, nằm ngoài ý muốn của DN, nhưng
DN lại không thể bỏ qua điều này. Ở góc độ quản lý,
nó sẽ giúp cho DN đánh giá mức độ sử dụng tài sản,
từ đó sẽ có chính sách quản lý cũng như thu hồi vốn
đầu tư cho TSCĐ hữu hình một cách hợp lý.
Thứ hai,
phương pháp khấu hao TSCĐ chưa
hợp lý, việc quản lý và phân cấp quản lý TSCĐ ở
các DN chưa được thuận lợi cho công tác đánh giá
hiệu quả TSCĐ. Trong các khâu quản lý tại DN thì
có thể nói công tác quản lý kế toán TSCĐ là một
trong những mắt xích quan trọng nhất. Quản lý và
sử dụng tốt TSCĐ không chỉ có tác dụng nâng cao
chất lượng năng lực hoạt động, tiết kiệm vốn mà
T
ài sản cố định (TSCĐ) nói chung và TSCĐ hữu
hình nói riêng là một trong 3 yếu tố cơ bản, giữ
vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của mỗi doanh nghiệp (DN) trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong điều kiện
hội nhập hiện nay để phát triển vững chắc và nâng
cao năng lực cạnh tranh, các DN phải không ngừng
đổi mới hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ sản
xuất. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những quyết định
đúng hướng đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin. Muốn
vậy, các DN phải cải tiến, hoàn thiện các công cụ
quản lý có chức năng thu thập, xử lý cung cấp thông
tin phục vụ cho quản lý của DN.
Trong tổ chức kế toán của đơn vị có thể vì những lý
do khách quan hay chủ quan mà khó tránh khỏi những
Một sốtồntại vàhạn chế
trongcôngtáckếtoántài sảncốđịnhtại doanhnghiệp
ThS. Phạm Thị Thu Trang
- Đại học Hải Dương
Hội nhập kinh tế quốc tế là thách thức với mọi nền kinh tế, ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát
triển. Đây cũng là một khó khăn đối với Việt Nam trong điều kiện là một nước đang phát triển đồng thời
là nền kinh tế chuyển đổi. Việc hoàn thiện luật, chuẩnmực và chế độ kế toán Việt Namnói chung và hoàn
thiện kế toán tài sản cố định nói riêng trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, nhất là đối với những doanh
nghiệp sản xuất với quy mô lớn.
Từ khóa: Tài sản cố định, kế toán, máy móc, thiết bị, chế độ kế toán
International economic integration
is a challenge for all economies, even for
economically developed countries. This is
also a challenge for Vietnam as a developing
country and a transitional economy. The
improvement of Vietnamese laws, standards
and accounting system in general and the
improvement of fixed assets accounting
in enterprises in particularare necessary,
especially for large enterprises. The mining
industry of Vietnam, though not yet strong,
has contributed an important part to the
socio-economic development of the country.
Keywords: Fixed assets, accounting, machinery,
equipment, accounting system
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...118
Powered by FlippingBook