K2 T4 - page 72

71
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
khiến nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ chưa đáp
ứng được yêu cầu. Số lượng kiểm toán viên nội bộ
rất hạn chế và chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm và
phần lớn chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng
kiểm toán nội bộ.
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ
Nhằm giúp các trường đại học công lập đạt được
những lợi ích mà kiểm toán nội bộ mang lại trong
bối cảnh tự chủ tài chính… trong thời gian tới cần
tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất,
thay đổi nhận thức của các trường đại
học công lập về hoạt động kiểm toán nội bộ. Như đã
trao đổi, hoạt động kiểm toán nội bộ còn khá mới ở
Việt Nam, hơn nữa, trong thời gian dài, các trường
cũng chưa thực hiện việc kiểm toán nội bộ theo hướng
hiện đại. Nhận thức về kiểm toán nội bộ tại các trường
đại học tuy ngày càng được chú ý song nguồn lực về
tài chính và con người dành cho hoạt động này cũng
chưa cao. Hơn nữa, dường như tâm lý e ngại, né tránh
của người tiến hành kiểm toán và đối tượng được
kiểm toán nội bộ vẫn còn hiện hữu, khiến cho nhận
thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm
toán nội bộ vẫn chưa được đầy đủ.
Thứ hai,
hoàn thiện nội dung kiểm toán nội bộ:
Nội dung kiểm toán nội bộ tại các trường đại học
công lập phải bao gồm kiểm toán tài chính, kiểm
toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Theo đó,
kiểm toán nội bộ phải thực hiện quá trình đánh giá
chi tiết về tính hiệu quả, tính hiệu năng và mức độ
tuân thủ các quy định về quản lý tài chính đối với
các hoạt động. Kiểm toán nội bộ phải giúp đánh
giá về tính hiệu quả, hiệu lực đối với các hoạt động
nghiên cứu, giảng dạy. Kiểm toán nội bộ còn có
trách nhiệm trong theo dõi, giám sát việc sử dụng
tài sản của trường; Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho
Ban giám hiệu, Hội đồng trường và các nhà quản
lý nhận diện các gian lận, xây dựng chiến lược
phòng chống gian lận và giám sát gian lận, đặc biệt
là trong đầu tư xây dựng cơ bản... Kết quả kiểm
toán nội bộ phải chỉ ra được các điểm mạnh, điểm
yếu trong đảm bảo chất lượng đã được phân tích,
đánh giá, kèm theo là các khuyến nghị cải thiện
hoạt động của các bộ phận hoặc của nhà trường
để hoạt động hiệu quả hơn. Việc hoàn thiện nội
dung kiểm toán nội bộ sẽ giúp các trường đại học
dễ dàng và nhanh chóng lập kế hoạch và xây dựng
áp dụng kiểm toán nội bộ.
Thứ ba,
hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ:
Quy trình kiểm toán tại các trường đại học công lập
cần được thực hiện triển khai đầy đủ. Thông thường
quy trình này sẽ bao gồm các giai đoạn như: Lập kế
hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Tổng hợp và
báo cáo và Theo dõi sau kiểm toán. Cụ thể, bộ phận
kiểm toán nội bộ soạn thảo trình kế hoạch kiểm toán
lên Ban giám hiệu, Hiệu trưởng phê duyệt. Kế hoạch
kiểm toán nội bộ phải đảm bảo được các yêu cầu về
tính toàn diện và đầy đủ, trên cơ sở nhận diện rõ
các hoạt động và bộ phận cần phải kiểm toán. Việc
nhận diện các hoạt động và bộ phận cần kiểm toán
được thực hiện trên cơ sở đánh giá trọng yếu và rủi
ro, đánh giá môi trường kiểm soát, kết quả kiểm
toán của các năm trước. Tuy nhiên, cần chú ý rằng,
với đặc thù các trường đại học của Việt Nam, đặc
biệt là những khó khăn khi áp dụng cơ chế tự chủ,
thì kế hoạch kiểm toán nội bộ phải đảm bảo sự cân
đối giữa chi phí và kết quả kiểm toán, phù hợp với
nguồn nhân lực, thời gian thực hiện kiểm toán.
Thứ tư,
hoàn thiện tổ chức, nhân sự kiểm toán
nội bộ: Tùy theo quy mô và địa bàn hoạt động
của các trường, kiểm toán nội bộ có thể được tổ
chức theo mô hình tập trung, phân tán hoặc kết
hợp tập trung và phân tán. Bên cạnh đó, phải chú
trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên
môn cho cán bộ thực hiện kiểm toán nội bộ trong
trường đại học, lựa chọn và có nhiều cơ chế đãi
ngộ hợp lý để thu hút được cán bộ có trình độ
năng lực chuyên môn cao, đạo đức tốt thực hiện
công tác kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo tính
khách quan, trung thực.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán sửa đổi;
2. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
3. PGS., TS. Thịnh Văn Vinh và TS. Phạm Tiến Hưng (2012), Kiểm toán nội bộ
(Sách chuyên khảo), Học viện Tài chính, Hà Nội;
4. NCS. Nguyễn Ngọc Khương, Tổ chức kiểm toán nội bộ - Bước đột phá trong
hoàn thiện cơ chế quản lý tại các trường đại học trên TP. Hà Nội, Tạp chí Kế
toán và Kiểm toán, tháng 12/2016;
5. ThS. Ngô Thị Thu Hằng - TS. Trần Quang Trung, Kiểm toán nội bộ ở các
trường đại học công lâp trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Lợi
ích và những rào cản, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, tháng 6/2016.
Kiểm toán nội bộ góp phần đảm bảo công khai
minh bạch thông tin về tài chính; Nâng cao tính
hiệu quả, tính hiệu năng và tính kinh tế trong
các hoạt động; Duy trì sự tuân thủ các quy định,
quy chế trong nội bộ của trường đại học. Bên
cạnh đó, còn giúp phát hiện những sơ hở, yếu
kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của
đơn vị, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm sử dụng
nguồn lực tài chính hiệu quả.
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...118
Powered by FlippingBook