TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 11

10
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
thể tuyển dụng lại nhưng mất văn hóa DN sẽ mất đi
thương hiệu vĩnh viễn.
Thứ tư, quan tâm đến thương hiệu sản phẩm của mình
và luôn luôn bảo vệ thương hiệu.
DNmuốnđứng vững trong nền kinh tế và phát triển
bền vững, lâu dài thì cần phải quan tâm đến thương
hiệu sản phẩm của mình. Thương hiệu là giá trị vô hình
nhưng nó có tỷ trọng lớn trong việc tạo lợi nhuận và giá
trị cho DN. Các DN, không kể đến quy mô của mình,
đều phải quan tâm phát triển và bảo vệ thương hiệu
sản phẩm nếu muốn DN mình phát triển bền vững.
Thứ năm, không ngừng đổi mới, sáng tạo để phát triển
bền vững.
Đổi mới, sáng tạo mang tính chất sống còn đối với
DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và đặc
biệt trước làn sóng của cuộc Cách mạng công nghệ
4.0 đang diễn ra hiện nay. Đổi mới, sáng tạo đối với
DN không chỉ là việc sáng tạo ra những sản phẩm
mới, công nghệ mới mà còn bao hàm cả việc thay đổi
phương thức trao đổi giữa DN với khách hàng, cách
thức chăm sóc khách hàng hay đơn giản là những thay
đổi trong cách thức các nhân viên của DN giao tiếp với
nhau hiệu quả hơn.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển bền vững đã và đang thực hiện
Để tiếp tục hỗ trợ DN phát triển bền vững, trong
thời gian tới cần tập trung triển khai các nội dung sau:
Thứ nhất, Chính phủ đã triển khai thực hiện Chương
trình Thương hiệu quốc gia từ sớm.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003. Chương trình
hướng tới xây dựng hình ảnh Việt Nam, sản phẩmViệt
Nam với các giá trị "Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo –
Năng lực tiên phong". Các giá trị này đã thể hiện mục
tiêu hỗ trợ DN phát triển bền vững. Từ những thành
tựu do Chương trình đem lại, theo phê duyệt của Thủ
tướng Chính phủ tại Công văn số 9224/VPCP-KTTH
ngày 28/12/2011, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký
Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06/3/2012 về việc ban
hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình
Thương hiệu quốc gia từ năm 2012 trở đi. Trong đó,
quy định rõ việc tiếp tục hỗ trợ DN xây dựng năng lực
phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào
tạo, tư vấn và thông tin, nhằm nâng cao trình độ sản
xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ hai, Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của việc
xây dựng và phát triển văn hóa DN đối với phát triển bền
vững DN.
Tại Quyết định số 1846/QĐ-TTg ngày 26/9/2016,
Thủ tướng Chính phủ đã quy định ngày 10/11 hàng
năm là ngày Văn hóa DN Việt Nam. Việc tổ chức ngày
Văn hóa DN Việt Nam hàng năm nhằm: (i) Khẳng
định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa DN;
(ii) Nâng cao nhận thức của cộng đồng DN về văn
hóa DN Việt Nam và thúc đẩy việc xây dựng và phát
triển văn hóa DN trong cộng đồng DN và xã hội; (iii)
Tôn vinh các DN có thành tích trong xây dựng và phát
triển Văn hóa DN; (iv) Tạo dựng môi trường thượng
tôn pháp luật của DN, đề cao đạo đức kinh doanh,
trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh. Sự quan
tâm này của Chính phủ đối với cộng đồng DN Việt
Nam nhằm mục đích hỗ trợ DN phát triển bền vững,
từ đó đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước
và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, Nhà nước đã quan tâm đến việc luật hóa khung
mô hình quản trị DN từ rất sớm bằng việc ban hành và áp
dụng nhiều Luật liên quan đến quản trị DN.
Kể từ năm 1986 đến nay, thể chế pháp lý về
DN được phân thành 2 giai đoạn phát triển: (i)
Thể chế pháp lý quy định riêng rẽ, DN thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau chịu sự quy định
của các luật khác nhau; (ii) Thể chế pháp lý quy
định thống nhất, các DN chịu sự quy định của
một luật thống nhất. 
Việc luật hóa mô hình quản trị DN đã được Nhà
nước quan tâm và phát triển từ sớm. Tuy nhiên,
theo một cuộc điều tra dành cho lãnh đạo 85 DN lớn
ở Việt Nam gần đây cho thấy, nhiều bất cập trong
nhận thức của lãnh đạo DN Việt Nam về khái niệm
quản trị DN. Chỉ có khoảng 23% số người được hỏi
đã hiểu khái niệm và nguyên tắc cơ bản của quản
trị DN. Đa số lãnh đạo DN được hỏi đã lẫn lộn giữa
quản trị DN với quản lý tác nghiệp các công việc
hàng ngày của DN.
HÌNH1: CÁCĐIỀUKIỆNĐỂ DOANHNGHIỆP PHÁTTRIỂN BỀNVỮNG
Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...129
Powered by FlippingBook