TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 17

16
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
nước chưa sản xuất được; Công nghệ trong nước
chưa tạo ra được; Tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa
học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công
nghệ của DN nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt
động ươm tạo công nghệ tại vườn ươm.
- Áp dụngmức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn
15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải
nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các DN thực hiện
dự án đầu tư mới ươm tạo công nghệ cao trong các
lĩnh vực tại vườn ươm hoặc TNDN từ thực hiện dự án
đầu tư mới ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển (theo
quy định của Luật Công nghệ cao) mà được ươm tạo
thành công tại Vườn ươm được áp dụng.
- Áp dụng quy định về việc giảm thuế TNCN cho
các chuyên gia làm việc tại vườn ươm như đối với
các cá nhân làm việc trong các khu kinh tế hiện nay.
Đối với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp khác, cũng
cần có những quy định cụ thể hơn như miễn thuế
đối với thu nhập nhận được từ hỗ trợ khởi nghiệp
cho các trường đại học, viện nghiên cứu, các đối
tượng tư vấn pháp lý, hỗ trợ kinh doanh, các đối
tượng xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập các khu làm
việc chung cho các startup, đối với các hoạt động
quảng bá, truyền thông…
Thứ tư,
ban hành và cho phép DNKN ĐMST áp
dụng những quy định về thủ tục hành chính thuế
và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp
luật về thuế, kế toán. Việc đăng ký thuế được thực
hiện qua mạng internet và các DNKN trong 5 năm
đầu nếu chưa có doanh thu có thể khai thuế GTGT
6 tháng hoặc 1 lần/năm.
Thứ năm,
thay thế hình thức miễn giảm thuế có
thời hạn sang hình thức khấu trừ thuế đầu tư cho
DNKN ĐMST và các đối tượng hỗ trợ, đầu tư. Khấu
trừ thuế đầu tư - tức là cho phép khấu trừ một tỷ lệ
% nhất định trên tổng giá trị tài sản mới đầu tư cho
khoa học công nghệ trực tiếp vào số thuế TNDN phải
nộp trong năm tính thuế. Hình thức ưu đãi này có tác
dụng tương tự như việc Nhà nước hỗ trợ trực tiếp
một phần vốn cho DN, tương ứng với khả năng tạo
vốn và tạo thu nhập trên cơ sở kinh doanh có lãi và
thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Đối với
các DNKN ĐMST, sau thời gian đầu được miễn thuế,
những năm sau nếu có thu nhập có thể áp dụng hình
thức này. Tương tự, các nhà đầu tư và các nhà hỗ trợ
cho DNKN ĐMST nếu có phát sinh các chi phí đầu
tư cho DNKN ĐMST cũng có thể áp dụng hình thức
này. Tuy nhiên, muốn áp dụng hình thức khấu trừ
thuế đầu tư có kết quả tốt nhất, phải quan tâm đến 2
vấn đề đó là xác định tỷ lệ khấu trừ thuế đầu tư và
quy định thế nào là giá trị đầu tư cho DNKN ĐMST
và như vậy, cần những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn.
Đối với chính sách tài chính
Trở ngại lớn nhất trong cả việc tiếp cận tín dụng,
bảo lãnh tín dụng hay hưởng ưu đãi về lãi suất vay
đặt ra là các DNKN ĐMST chưa đáp ứng được các
tiêu chuẩn khắt khe đặt ra về vốn, về xếp hạng tín
nhiệm DN. Đặc biệt, các DNKN ĐMST thường không
thể đáp ứng hoặc chỉ có thể đáp ứng được rất ít các
điều kiện cho vay tín dụng không thế chấp đối với
DNNVV. Vì vậy, cần có cơ chế đặc thù để các DNKN
ĐMST có thể tiếp cận được các ưu đãi, khuyến khích
các nhà đầu tư góp vốn đầu tư vào các DNKN ĐMST:
Một là
, xây dựng quỹ đầu tư cho DNKN ĐMST
theo mô hình hợp tác công tư thuộc Chính phủ. Hoạt
động của quỹ này thực hiện theo cách thức của các
quỹ tín thác nhằm kêu gọi vốn đầu tư của các nhà đầu
tư trong xã hội. Việc đầu tư cho các DNKN ĐMST có
thể được thiết lập dưới dạng đối tác đầu tư thông qua
hình thức là các khoản vay hoặc vốn chủ sở hữu nhằm
cung cấp vốn đầu tư trong giai đoạn khởi nghiệp.
Hai là,
xây dựng một chương trình tài chính
đặc biệt dành cho DNKN ĐMST. Chính phủ có thể
thông qua một tập đoàn tài chính quốc gia cho các
DNKN ĐMST vay không thế chấp hoặc bảo lãnh
trong một thời gian nhất định, thường là thời gian
đầu của khởi nghiệp. Tuy nhiên, do tỷ lệ rủi ro của
DNKN ĐMST cao nên nguồn vốn của chương trình
này được coi như một khoản chi tiêu của Chính phủ.
Ba là,
thiết kế riêng các gói sản phẩm tín dụng
cho các DNKN ĐMST tại các ngân hàng thương
mại, trong đó giảm bớt các điều kiện đánh giá về
năng lực tài chính hay xếp hạng tín nhiệm DN mà
có thể đánh giá dựa trên tiêu thức xác định DNKN
ĐMST hoặc các tiêu chí đánh giá tính khả thi của
phương án kinh doanh nhằm kiểm soát rủi ro mà
không cần tài sản đảm bảo.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Tiến Đạt (2018), Nguyên tắc xây dựng chính sách tài chính đặc thù
cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế,
NXB Tài chính, Hà Nội;
2. Vũ Văn Ninh, Phạm Thị Thanh Hòa (2018), Chính sách tín dụng dành cho
DNKN, NXB Tài chính, Hà Nội;
3. Diêm Thị Thanh Hải, Hoàng Phương Anh (2018), Một số đề xuất đối với
chính sách tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo hoạt động, NXB Tài chính, Hà Nội;
4. VCCI (2017), Báo cáo Nghiên cứu "Cơ chế hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo -
Kinh nghiệm quốc tế - đề xuất giải pháp cho Việt Nam";
5. Dan Senor and Saul Singer, Start-up Nation, The Story of Israel’s Economic
Miracle (Quốc gia khởi nghiệp: Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của
Israel), NXB Thế giới, 2013.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...129
Powered by FlippingBook