TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 15

14
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
niệm DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và chưa có
các quy định cụ thể về chính sách thuế, tài chính
cho DNKN ĐMST. Các quy định về các quỹ đầu tư
mạo hiểm cũng chưa chính thức. Mặc dù, có Nghị
định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định
chi tiết về việc đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp
sáng tạo nhưng cũng chưa có quy định cụ thể về
nghĩa vụ của các nhà đầu tư.
-
Chính sách thuế chưa có sự phân biệt theo
hướng dành ưu đãi cao hơn cho các DNKN. Cụ
thể, thuế suất thuế TNDN đối với các DNKN hiện
vẫn áp dụng mức thuế suất 20% như các DN khác.
Việc ưu đãi thuế suất 10% hay miễn thuế TNDN đối
với thu nhập từ các hoạt động thuộc một số ngành
nghề, lĩnh vực được ưu đãi cũng giống như các DN
mới thành lập từ dự án đầu tư mới.
-
Chưa có quy định chính sách thuế phân biệt
đối với nhà đầu tư vào DNKN khi chuyển nhượng
vốn. Chính sách thuế hiện hành quy định việc đánh
thuế đối với từng lần chuyển nhượng vốn, từng lần
chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, do đặc
điểm của các DNKN ĐMST, việc đầu tư vào các DN
này có độ rủi ro cao, chính sách thuế chưa quy định
cho phép nhà đầu tư bù trừ lỗ từ việc đầu tư vào
một số DNKN vào lãi của một số dự án đầu tư vào
các dự án khởi nghiệp khác. Điều này ảnh hưởng
nhất định đến việc thu hút vốn đầu tư của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước vào các DNKN. Bên
cạnh đó, các quy định về thuế TNCN đối với các
nhà đầu tư cá nhân cho hoạt động khởi nghiệp cũng
chưa nhận được bất kỳ ưu đãi nào mà vẫn tuân thủ
theo quy định chung cho các cá nhân có thu nhập.
-
Cơ chế chính sách đặc thù cho vườn ươm mới
đang trong giai đoạn áp dụng thí điểm, áp dụng đối
với Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam -
Hàn Quốc tại TP. Cần Thơ, chưa được áp dụng rộng
rãi cho các đối tượng là vườn ươm nói chung.
Về chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng áp dụng cho các DNKN
ĐMST hiện nay được thể hiện qua một số hình
thức: (i) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; (ii) Hỗ trợ bảo
lãnh tín dụng; (iii) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; (iv)
Hình thành, vận hành các quỹ phát triển khoa học
công nghệ, các quỹ khác hỗ trợ, cho vay, góp vốn,
đầu tư… vào startup.
- Việc tiếp cận tín dụng của các DNKN ĐMST còn
hạn chế.
Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 đã đưa ra
các biện pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng
cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp hạng tín dụng
DN và khuyến khích việc xếp hạng DN. Đồng thời,
Quyết định số 1276/QĐ-TTg, ngày 05/9/2016 của
phá, sáng tạo nên các DNKN ĐMST hầu hết đều
phải dựa vào và sử dụng công nghệ mới để tạo ra
tính cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ so với các DN
truyền thống.
Với những đặc điểm trên, các DNKN ĐMST gặp
phải hàng loạt các trở ngại từ năng lực quản trị kinh
doanh, chấp hành các thủ tục hành chính; các vấn
đề liên quan tới tiêu chuẩn, quy chuẩn, quyền sở
hữu trí tuệ và trở ngại lớn nhất đó chính là thiếu
vốn, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, bao gồm
cả vốn đầu tư và vốn vay. Trở ngại này một phần
xuất phát từ đặc điểm của các DNKN, một phần do
các nhà đầu tư thường có ít thông tin về triển vọng
thị trường và các rủi ro của sản phẩm liên quan,
về năng lực của các sáng lập viên DNKN ĐMST.
Vì vậy, các nhà đầu tư thường không muốn đầu tư
vào các DNKN ĐMST, hoặc đầu tư ít hơn vào các
DNKN ĐMST để hạn chế các rủi ro.
Như vậy, để tạo lập và phát triển, các DNKN
ĐMST rất cần có các yếu tố hỗ trợ, quan trọng nhất là
vốn, trình độ quản lý, các kỹ năng... Vì vậy, các chính
sách nếu không được thiết kế có tính chất đặc thù sẽ
khó có thể phát triển được hệ sinh thái khởi nghiệp nói
chung, DNKN ĐMST nói riêng. Và chính sách thuế,
tài chính được thiết kế riêng cho nhóm đối tượng này
là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Chính sách tài chính cho hệ sinh thái
khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Việc hỗ trợ của Chính phủ cho việc phát triển hệ
sinh thái khởi nghiệp có thể được thực hiện thông
qua 2 hình thức: Trực tiếp (cấp vốn hoặc hỗ trợ kỹ
năng miễn phí) và gián tiếp (ưu đãi thuế, cho vay với
lãi suất ưu đãi). Trong thời gian gần đây, các chính
sách ưu đãi cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
được Chính phủ quan tâm đặc biệt, tuy nhiên, các
chính sách về thuế và tài chính đối với nhóm đối
tượng này vẫn còn một số vấn đề sau:
Về chính sách thuế
-
Chưa có một chính sách đặc thù đối với các
DNKN nói chung, quy định về chính sách thuế, tài
chính đối với DNKN nói riêng. Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được ban hành vào
năm 2017 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP được
chính phủ ban hành ngày 11/3/2018 quy định chi
tiết Luật Hỗ trợ DNNVV đã đề cập đến khái niệm
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và các chính sách
hỗ trợ cho nhóm đối tượng này bao gồm quy định
hỗ trợ về thuế, đầu tư và vấn đề cấp bù lãi suất
(Điều 17 và 18 Luật Hỗ trợ DNNVV). Tuy nhiên,
các văn bản pháp luật này chỉ đề cập đến khái
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...129
Powered by FlippingBook