TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 13

12
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- Chính phủ vận hành những chính sách hỗ trợ DN
đổi mới, sáng tạo như tạo điều kiện để DN tiếp cận
với các kinh nghiệm tốt nhất trên thế giới về đổi mới,
sáng tạo.
- Khuyến khích các DN tiếp cận và ứng dụng
những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
3.0 và 4.0 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của
mình. Đối với các DNứng dụng những công nghệ tiên
phong, Chính phủ có thể cân nhắc thiết lập những cơ
chế, chính sách đặc thù, có ưu thế vượt trội để hỗ trợ.
Thứ hai, về hỗ trợ DN xác định mục tiêu phát triển.
Các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa
phương cần có những chương trình hỗ trợ lãnh đạo
DN trong xác định mục tiêu của DN mình. Việc xác
định mục tiêu của DN thực chất là công việc của
lãnh đạo DN nhưng Chính phủ và chính quyền địa
phương có thể hỗ trợ thông qua các hoạt động tư vấn,
đào tạo nâng cao năng lực hoặc hướng dẫn. Chính
phủ tạo dựng hành lang pháp lý, hỗ trợmột phần kinh
phí và phân quyền cho chính quyền địa phương xây
dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức các khóa tập huấn
xác định mục tiêu của DN cho các lãnh đạo DN tại
địa phương mình, những hộ kinh doanh cá thể mong
muốn thành lập DN hay các cá nhân mong muốn khởi
nghiệp sáng tạo.
Thứ ba, về hỗ trợ DN xây dựng hệ thống quản trị
hiện đại.
Chính phủ nên giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đồng chủ trì xây dựng chương
trình hỗ trợ toàn diện cho các DN trong xây dựng
hệ thống quản trị DN hiện đại. Chương trình hỗ
trợ bao gồm các hợp phần sau: (i) Tập huấn cho các
lãnh đạo DN có nhu cầu về hệ thống quản trị hiện
đại, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống quản trị tài
chính DN, dựa trên những kinh nghiệm tốt nhất
trong và ngoài nước; (ii) Xây dựng quỹ hỗ trợ DN
trong chuyển đổi mô hình quản trị hiện đại phù hợp
với nền kinh tế thị trường; (iii) Xây dựng bộ tiêu chí
chuẩn đánh giá mô hình quản trị DN hiện đại để
làm cơ sở cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ
DN phát triển bền vững.
Thứ tư, về hỗ trợ DN phát triển văn hóa DN.
Hiệp hội phát triển văn hóa DN cần chủ động thực
hiện các giải pháp thiết thực trong việc hướng dẫn và
lôi cuốn DN xây dựng và phát triển văn hóa DN. Xây
dựng, duy trì và phát triển văn hóa DN dựa trên nền
tảng giá trị và mục tiêu của DN có ý nghĩa quan trọng
tới sự phát triển bền vững của DN. Công việc này cần
được tiến hành liên tục trong một thời gian dài. Xây
dựng văn hóa DN có thể được tiến hành trong thời
gian ngắn nhưng duy trì và phát triển văn hóa DN
cần có thời gian dài hơn. Hiệp hội phát triển văn hóa
DN cần chủ động xây dựng và đề xuất tới các cơ quan
có trách nhiệm của Chính phủ những chương trình,
chính sách hỗ trợ DN trong xây dựng, duy trì và phát
triển văn hóa DN Việt Nam đáp ứng được mục tiêu
và yêu cầu của DN.
Thứ năm, duy trì sự ổn định của môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh ổn định có ý nghĩa quan
trọng đến các quyết sách của DN. Một môi trường
kinh doanh ổn định, không có nhiều điều kiện gây
khó khăn cho cộng đồng DN trong thực hiện các hoạt
động của mình đều sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát
triển bền vững của DN. Do đó, các cơ quan của Chính
phủ cần không ngừng rà soát và tháo gỡ các điều kiện
kinh doanh đang thực sự là rào cản đối với phát triển
bền vững của DN.
Thứ sáu, xây dựng và vận hành cơ chế hỗ trợ tài chính
sáng tạo, kiến tạo và bình đẳng đối với DN.
Cơ chế hỗ trợ tài chính cần hướng tới những DN
đang hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn của
nền kinh tế và khuyến khích DN đổi mới, sáng tạo
nhằm có được năng suất lao động cao hơn. Các DN
trong các lĩnh vực thuộc thế mạnh của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ mới cần nằm trong danh
sách ưu tiên hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi
cuộc cách mạng công nghệ mới, Bộ Tài chính có thể
phối hợp với các cơ quan có liên quan trong thiết lập
và vận hành một số quỹ hỗ trợ tài chính cho các DN
khởi nghiệp sáng tạo. Thông qua các quỹ này, DN
khởi nghiệp sáng tạo sẽ được tạo điều kiện tiếp cận
các dịch vụ công của Chính phủ để xây dựng và triển
khải các ứng dụng làm giảm thời gian thực hiện các
thủ tục hành chính của người dân và gia tăng hiệu
lực, hiệu quả của các dịch vụ công của Nhà nước. Đối
với những DN truyền thống, Chính phủ tiếp tục sử
dụng các công cụ khuyến khích tài chính như thuế,
hỗ trợ DN tiếp cận nguồn tài chính trong triển khai
mô hình sản xuất, kinh doanh dựa trên đổi mới, sáng
tạo để gia tăng năng suất lao động của DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN (2016): Báo cáo tình hình thực hiện
sắp xếp, đổi mới DN nhà nước năm 2016 và thực hiện Nghị quyết số 35/
NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm
2020, Hà Nội;
2. VCCI (2017), Báo cáo đánh giá một năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của
Chính phủ về hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát
triển sản xuất kinh doanh của DN, Hà Nội;
3. VBF (2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo Diễn đàn DN (giữa kỳ và cuối kỳ), HàNội;
4. Matthias Doepke and Fabrizio Zilibotti (2014), Culture, Entrepreneurship,
and Growth, in Philippe Aghion and Steven N. Durlauf (eds), Handbook of
Economic Growth, Elsevier, UK.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...129
Powered by FlippingBook