TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 19

18
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
số 39/2018/NĐ-CP cho thấy, nhiều sự cải thiện đáng
kể so với các quy định tại Nghị định số 56/2009/
NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp
phát triển DNNVV.
Cụ thể hóa nhiều giải pháp hỗ trợ
với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP là bước tiến quan
trọng trong việc cụ thể hóa các giải pháp hỗ trợ đối
với DNNVV, cụ thể như:
Thứ nhất,
cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản khi thực
hiện hỗ trợ: Nghị định số 39/NĐ-CP đã cụ thể hóa việc
hỗ trợ DNNVV trong một số lĩnh vực quan trọng, có
tính đột phá, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao
như khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị khi sử dụng ngân sách nhà nước
(NSNN). Khi triển khai hoạt động hỗ trợ đối với các
lĩnh vực này mà có sử dụng NSNN, các cơ quan trực
tiếp thực hiện phải xây dựng Đề án hỗ trợ với các nội
dung cụ thể như: Mục tiêu; đối tượng và điều kiện hỗ
trợ; trình tự, thủ tục lựa chọn; nội dung hỗ trợ; nguồn
lực thực hiện; cơ chế quản lý, giám sát và đánh giá kết
quả thực hiện; thời gian thực hiện. Các yêu cầu trong
Đề án sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm của cơ quan
thực hiện hỗ trợ đồng thời cũng tạo điều kiện để các
cơ quan, tổ chức được giao triển khai các hoạt động hỗ
trợ có căn cứ thực hiện nhiệm vụ của mình. Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP cũng quy định cụ thể nguyên tắc
ưu tiên đối với DNNVV do nữ làm chủ và DNNVV sử
dụng nhiều lao động nữ cũng như nguyên tắc về thời
gian quy định tại Luật DNNVV.
Việc lần đầu tiên quy định về nguyên tắc hỗ trợ
tại Luật DNNVV và được cụ thể hóa tại Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP tạo điều kiện để tăng tính khả thi
và cải thiện hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ đối
với DNNVV. Trên thực tế, phần lớn các quốc gia
có quy định về hỗ trợ đối với các DNNVV thì các
nguyên tắc triển khai thực hiện được coi là nội dung
cốt lõi nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Thứ hai,
cụ thể hóa các quy định liên quan đến
việc xác định DNNVV theo các cấp độ quy mô;
đồng thời, quy định cụ thể đối với việc xác định
các tiêu chí liên quan đến triển khai các hoạt động
hỗ trợ gồm lĩnh vực hoạt động, số lao động, tổng
nguồn vốn, tổng doanh thu của DN.
Trên cơ sở quy định chung về tiêu chí xác định
DNNVV tại Luật DNNVV, Nghị định số 39/2018/
NĐ-CP đã cụ thể hóa việc phân loại DNNVV theo
các cấp độ quy mô dựa trên 2 nhóm lĩnh vực là
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp,
xây dựng và lĩnh vực thương mại dịch vụ. Các tiêu
chí xác định quy mô DN được cụ thể ở cả 03 tiêu
chí quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, gồm số lao
động bình quân, tổng nguồn vốn hoặc tổng doanh
thu năm. Việc phân loại quy mô này là phù hợp và
tương đồng với phân loại của nhiều quốc gia trên
thế giới. Các quy định về tiêu chí xác định quy mô
DN của Luật DNNVV và được cụ thể hóa tại Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP đã thể hiện sự thay đổi
hướng đến việc đảm bảo tính khả thi đối với việc
triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV như sau:
- Hướng đến sự phù hợp trong điều kiện mới, đặc
biệt là khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có
những tác động đến nền kinh tế Việt nam nói chung
và khu vực DN nói riêng. Với tiềm năng có thể áp
dụng công nghệ tiên tiến nên giới hạn số lao động
bình quân đối với các DN quy mô nhỏ và vừa trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công
nghiệp, xây dựng đã được điều chỉnh từ 200 người
xuống 100 người đối với DN quy mô nhỏ và từ 300
người uống 200 người đối với DN quy mô vừa.
- Bổ sung tiêu chí về tổng doanh thu khi xác định
quy mô DN. Việc bổ sung tiêu chí mới (cũng được
nhiều quốc gia sử dụng) sẽ thêm một căn cứ khi xác
định quy mô DN trong quá trình triển khai các hoạt
động hỗ trợ.
- Các quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 10 của Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP cũng tạo điều kiện thuận
lợi hơn khi xác định quy mô DN cũng như lĩnh vực,
ngành nghề ưu tiên khi triển khai các hoạt động hỗ
trợ đối với DNNVV. Những quy định mới chưa từng
được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP và
được kỳ vọng sẽ cho phép các cơ quan, tổ chức dễ
dàng hơn trong việc xác định quy mô cũng như lĩnh
vực ưu tiên khi triển khai các hoạt động hỗ trợ theo
quy định của Luật DNNVV.
Thứ ba,
việc Nghị định số 39/2018/NĐ-CP cụ thể
hóa các quy định về các hình thức hỗ trợ đối với
DNNVV tại Luật DNNVV đã thể hiện tính cụ thể,
rõ ràng và tăng tính khả thi đối với việc triển khai
các hoạt động hỗ trợ đối với DNNVV.
Ngoài các quy định cụ thể về hỗ trợ tiếp cận
tín dụng, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo
và Quỹ Phát triển DNNVV được quy định cụ thể
tại các văn bản khác của Chính phủ, Nghị định số
39/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể hóa đối với các
hoạt động liên quan đến hỗ trợ thông tin, tư vấn và
pháp lý; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Hỗ trợ
chuyển đổi từ hộ kinh doanh đăng ký thành DN; Hỗ
trợ khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ tham gia cụm liên
kết ngành, chuỗi giá trị. Một số quy định tại Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP cũng được cụ thể hóa hơn
tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP nhằm đảm bảo tính
khả thi của các quy định này.
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...129
Powered by FlippingBook