TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
11
Thứ tư, Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng việc thúc
đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới, sáng tạo trong DN.
Ngày 01/11/2012, Ban Chấp hành Trung ương
Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TƯ về
phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
kinh tế quốc tế. Trước đó, ngày 10/5/2011, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 677/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc
gia đến năm 2020 với nhiều mục tiêu cụ thể. Luật Hỗ
trợ DN nhỏ và vừa được thông qua trong năm 2017 có
quy định khá cụ thể các hình thức hỗ trợ DN nhỏ và
vừa khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Luật đã tạo khung
pháp lý hình thành Quỹ khởi nghiệp sáng tạo để góp
vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của DN
khởi nghiệp sáng tạo.
Thứ năm, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chính
sách hỗ trợ tài chính gián tiếp và trực tiếp đối với DN, đặc
biệt là khối DN nhỏ và vừa.
Theo thống kê của Hiệp hội DN nhỏ và vừa, hiện
nay nước ta có gần 600 nghìn DN nhỏ và vừa, chiếm
khoảng 98% tổng số DN cả nước. Nhận thức rõ vai trò
của khối DN này, Nhà nước đã ban hành và triển khai
hàng loạt chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các
DN nhỏ và vừa, bao gồm: (i) Miễn phí truy cập thông
tin trên Cổng thông tin quốc gia; (ii) Ngân sách nhà
nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của khóa đào
tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị DN; (iii) DN nhỏ
và vừa chuyển đổi từ mô hình kinh doanh được miễn
phí lệ phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần
đầu và các mức hỗ trợ khác theo Luật định; (iv) Các
khoản hỗ trợ tài chính khác theo Nghị định số 39/2018/
NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017.
Những lĩnh vực doanhnghiệp cần
Chínhphủhỗ trợđể phát triểnbền vững
Bên cạnh các cơ chế, chính sách trên,
cần triển khai một số giải pháp sau:
Thứ nhất, về hỗ trợ DN đổi mới, sáng tạo.
Đối với các DN khởi nghiệp sáng tạo:
Các DN khởi nghiệp sáng tạo là những
DN được xây dựng dựa trên nền tảng
đổi mới, sáng tạo nên cơ chế, chính sách
hỗ trợ các DN này phát triển bền vững
có nhiều tính đặc thù hơn so với các
DN hiện đang hoạt động. Chính phủ và
chính quyền địa phương cần chú trọng
vào những điểm sau đây:
- Duy trì và nhất quán chính sách hỗ
trợ khởi nghiệp sáng tạo trên phạm vi cả
quốc gia, không có sự phân biệt ứng xử về mặt thể chế
pháp lý, tiếp cận nguồn lực tài chính hay các nguồn
lực khác.
- Xây dựng hành lang pháp lý và vận hành minh
bạch các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các vườn
ươm DN, cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần, hệ
sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
- Hỗ trợ hoặc tham gia vào việc hình thành những
hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm nắm bắt và tạo dựng
môi trường tốt nhất cho DN khởi nghiệp sáng tạo phát
triển bền vững.
- Điều chỉnh chiến lược, chính sách phát triển khoa
học công nghệ với trọng tâm đặt vào các hoạt động
khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt đối với các DN có sử
dụng những công nghệ và kỹ thuật của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0.
Đối với các hoạt động đổi mới, sáng tạo của DN:
Sự đổi mới, sáng tạo của các DN đảm bảo không chỉ
gia tăng sức cạnh tranh mà còn giúp cho DN phát
triển bền vững. Đổi mới, sáng tạo ở DN cần sự hỗ trợ
từ phía Chính phủ và chính quyền địa phương. Sự
hỗ trợ đó bao gồm:
- Cần xây dựng và duy trì mối quan hệ tương tác
giữa Chính phủ và cộng đồng DN để nắm bắt và hiểu
biết rõ ràng về những nhu cầu trợ giúp của DN trong
thực hiện các hoạt động đổi mới, sáng tạo. Trên cơ sở
những hiểu biết đó, cơ quan chức năng của Chính phủ
mới xây dựng các chương trình, chính sách hỗ trợ thiết
thực và đáp ứng được không chỉ nhu cầu của DN mà
còn đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí, gia tăng hiệu
quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
- Chính phủ và chính quyền địa phương nên xây
dựng cổng thông tin sáng tạo, đổi mới để các DN
chia sẻ và tìm kiếm những giải pháp đổi mới, sáng
tạo trong quản trị DN, trong xử lý các vấn đề của
chính bản thân DN.
BẢNG 2: LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Năm
Luật
Giai đoạn I: THỂ CHẾ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH RIÊNG RẼ
1990
• Luật Công ty năm 1990
• Luật DN tư nhân năm 1990
1995
• Luật DN nhà nước năm 1995
1999
• Luật DN năm 1999 thay thế Luật Công ty năm
1990 và Luật DN tư nhân năm 1990
2003
• Luật DN nhà nước năm 2003 thay thế Luật DN nhà nước năm 1995
Giai đoạn 2 II: THỂ CHẾ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT
2005
• Luật DN năm 2005 thay thế Luật DN nhà nước
năm 2003 và Luật DN tư nhân năm 1999
2014
• Luật DN năm 2014 thay thế Luật DN năm 2005
2017
• Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...129
Powered by FlippingBook