TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 60

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
59
chức phân tích hành vi của người giao dịch, người
thụ hưởng các sản phẩm dịch vụ tài chính nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, mang lại
giá trị gia tăng, tiết giảm chi phí và hỗ trợ cho quá
trình đề ra các quyết định kinh doanh, quyết định
quản lý của các tổ chức tài chính, các tổ chức tín
dụng - ngân hàng.
Bốn là,
CMCN 4.0 tạo tiền đề để mỗi DN nâng
cao hiệu quả kinh doanh, tiết giảm chi phí, tạo
thuận lợi cho toàn bộ các giao dịch trong tương
lai, làm tăng tính thanh khoản trên thị trường
tài chính. Chẳng hạn, tại thị trường vốn, công
nghệ Blockchain có thể biến đổi hoàn toàn thị
trường này. Một báo cáo của Santander cho thấy,
Blockchain có khả năng tiết kiệm chi phí giao dịch
lên đến 15-20 tỷ USD mỗi năm đặc biệt là các giao
dịch qua biên giới, góp phần bảo mật giao dịch,
tiết giảm thời gian thực hiện các giao dịch đáng
kể... Trong tương lai không xa, các ứng dụng liên
quan đến Blockchain sẽ vượt ra khỏi các khoản
thanh toán, giao dịch mà ứng dụng với nhiều mục
đích khác nhau và có khả năng loại bỏ một loạt
các trung gian tài chính trên thị trường, thông qua
các ứng dụng như sổ cái bảo mật, hợp đồng thông
minh, giao dịch tự động thông qua trí thông minh
nhân tạo… Hay như trên thị trường bảo hiểm, với
giai đoạn thẩm định rủi ro, tính phí bảo hiểm, dữ
liệu lớn giúp tra xuất dữ liệu về khách hàng tiện
lợi, đầy đủ, khiến việc thẩm định, tính phí bảo
hiểm diễn ra nhanh hơn. Dữ liệu lớn cũng giúp
ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm hoặc hành vi lựa
chọn bất lợi. Các công cụ trực tuyến giúp quản
trị hợp đồng bảo hiểm mọi nơi, mọi lúc, rất thuận
tiện cho khách hàng. Các dịch vụ 24/7, sử dụng
trí tuệ nhân tạo trả lời những thắc mắc của khách
hàng; công nghệ định vị, địa phương hóa, cá thể
hoá chăm sóc khách hàng… CMCN 4.0 cũng góp
phần giúp các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm đẩy
mạnh kênh phân phối qua giao dịch điện tử, tiết
kiệm chi phí nguồn nhân lực thực hiện công đoạn
bán hàng (chi phí cho nhân viên bán hàng, đại lý
bảo hiểm)...
Năm là,
CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội để DN
trong lĩnh vực tài chính khởi nghiệp sáng tạo, mang
tới những mô hình kinh doanh mới, gia nhập thị
trường bằng những sản phẩm dịch vụ công nghệ
mang tính đột phá. Chẳng hạn, sẽ xuất hiện ngày
càng nhiều mô hình kinh doanh tiêu biểu trong nền
kinh tế số như: Thương mại điện tử với các mô hình
phổ biến như người mua và người bán đều là DN,
giữa DN với người mua cá nhân, giữa người tiêu
dùng với nhau (B2B, B2C, C2C, C2B2C), Chợ ứng
dụng (Google Play, App Store…), điện toán đám
mây… từ đó, kéo theo hàng triệu các giao dịch tài
chính được thực hiện hàng ngày với các phương
thức hiện đại, an toàn, thuận tiện…
Về thách thức
Một là,
CMCN 4.0 dẫn đến sự cạnh tranh khốc
liệt hơn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân
hàng, dịch vụ thanh toán khi mà các DN công
nghệ tài chính (Fintech) ngày càng mở rộng và
phát triển. Theo đó, cùng với sự nổi lên và phát
triển mạnh mẽ của các startups công nghệ tài
chính, lĩnh vực tài chính sẽ có những biến đổi sâu
sắc. Sự ra đời và phát triển của các công ty Fintech
đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng truyền thống qua xu thế phát
triển mạnh của các kênh giao dịch trực tuyến như:
Internet banking, mobile banking, mạng xã hội,
ngân hàng không giấy… Việc cạnh tranh mở rộng
các chi nhánh ngân hàng như hiện nay sẽ không
còn, thay vào đó ngân hàng phải phát triển các
thiết bị tự phục vụ dựa trên công nghệ tự động
hóa, kết nối đa chiều. Nghiên cứu của PwC (2016)
cho thấy, Fintech đang dần định hình lại ngành
dịch vụ tài chính, ước tính trong vòng từ 3-5 năm
nữa, tổng mức đầu tư vào Fintech trên toàn cầu
có thể vượt mức 150 tỷ USD, và các định chế tài
chính và công ty công nghệ sẽ giành giật nhau cơ
hội tham gia vào cuộc chơi. Theo báo cáo phân
tích của McKinsey, đến năm 2025, Fintech có thể
ảnh hưởng đến xu hướng giảm từ 10-40% lợi
nhuận của khu vực ngân hàng, từ đó làm giảm
bớt thị phần của các ngân hàng.
Hai là,
CMCN 4.0 đặt ra những thách thức lớn
với vấn đề an toàn, bảo mật thông tin. Sự phát triển
của các ứng dụng công nghệ số, điện toán đám mây,
tương tác mạng xã hội… trong cung ứng các dịch
vụ trực tuyến đặt ra thách thức lớn cho hệ thống tài
chính ngân hàng về bảo mật, rủi ro tấn công mạng
từ tin tặc… Thực tế cho thấy, lĩnh vực tài chính -
ngân hàng là mục tiêu hay được nhắm tới trong
các vụ tấn công. Nghiên cứu của Ponemon Institute
và Accenture (2017) cũng khẳng định, trong số các
ngành nghề, các dịch vụ tài chính có chi phí cho tội
phạm mạng là cao nhất. Như vậy, không chỉ gây
thiệt hại về tài chính cho các tổ chức tài chính, các
Fintech mà các vụ tấn công mạng còn có thể gây
gián đoạn hoạt động, bất ổn thị trường tài chính và
gia tăng sự mất tự tin của cộng đồng đầu tư (Boer
và Vazquez, 2017).
Ba là,
thách thức trong kiểm soát các loại hình
thanh toán điện tử phi truyền thống. Cùng với
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...129
Powered by FlippingBook