TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 72

74
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Một là,
hệ thống văn bản pháp quy chưa hoàn
thiện. Cụ thể, hiện nay Việt Nam chưa quy định
trong những chuẩn mực kế toán hiện hành về tài
sản môi trường, nợ phải trả về chi phí môi trường
vô hình, chi phí môi trường bên ngoài, thu nhập môi
trường...; Chưa quy định trong chế độ kế toán hiện
hành về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, báo
cáo tài chính để phản ảnh những thông tin về môi
trường; Chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể
vế cách hạch toán những thông tin về môi trường
phát sinh trong DN...
Hai là,
nội dung của kế toán môi trường không
được phổ biến, truyền thông đến các nhà quản trị,
những người làm công tác kế toán trong DN, phần
lớn các DN đều chưa biết kế toán môi trường. Nội
dung của kế toán môi trường chưa được đưa vào
trong chương trình đào tạo ngành kế toán của hầu
hết các trường đại học tại Việt Nam. Điều này tạo
nên “khoảng trống” về nguồn nhân lực thực hiện
kế toán môi trường tại Việt Nam và là nguyên nhân
quan trọng làm cho các DN tại Việt Nam chưa tổ
chức công tác kế toán môi trường.
Ba là,
các nhà quản trị DN chỉ chú trọng đến lợi
ích cục bộ và nghĩ rằng thực hiện công tác bảo vệ
môi trường, thực hiện công tác kế toán môi trường
làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận DN. Sự
nhận thức chưa rõ về lợi ích, hiệu quả của việc áp
dụng kế toán môi trường của nhà quản trị có thể coi
nguyên nhân chính làm cho các DN tại Việt Nam
chưa áp dụng kế toán môi trường.
Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị choViệt Nam
Kế toán môi trường ở nhiều quốc gia có nền kinh
tế phát triển có thể coi là những kinh nghiệm đáng
“Khoảng trống” kế toán môi trường
Trong những năm qua, Việt Nam rất chú trọng
đến vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình hội
nhập và phát triển kinh tế nhằm mục tiêu phát triển
bền vững. Việt Nam hiện đã ban hành Luật Môi
trường lần đầu vào năm 1993 và Luật Bảo vệ môi
trường sửa đổi vào năm 2005; Luật Thuế Bảo vệ môi
trường (Luật số 57/2010/QH12); Nghị định 67/2011/
NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định về
đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính
thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường...
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành một
số thông tư liên quan đến thuế môi trường như: Thông
tư 152/2011/TT-BTC (hướng dẫn thi hành Nghị định
67/2011/NĐ-CP của Chính phủ); Thông tư 159/2012/
TT-BTC(sửađổi, bổ sungThông tư152/2011/TT-BTC)…
Tuy nhiên, dù Việt Nam đã quan tâm, chú trọng đến
vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm của doanh
nghiệp (DN) đối với bảo vệ môi trường bằng việc xây
dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về lĩnh vực
môi trường song cho đến nay vẫn thiếu vắng những
văn bản pháp quy về kế toán môi trường và nhiều DN
vẫn còn khá xa lạ với khái niệm kế toán môi trường.
Dù phổ biến tại nhiều quốc gia trong khu vực và thế
giới, song đến nay phần lớn DN tại Việt Nam chưa áp
dụng kế toán môi trường, chỉ một số ít các DN là công
ty liên doanh và công ty có 100%vốn đầu tư nước ngoài
(Ford Việt Nam, Panasonic AVC Việt Nam, Unilever
Việt Nam, Pepsico Việt Nam…) theo quy định của các
quốc gia này phải tổ chức kế toán môi trường, phải báo
cáo những thông tin về môi trường cho các đối tượng
sử dụng. Theo các chuyên gia tài chính, có thể chỉ ramột
số nguyên nhân chính khiến kế toán môi trường vẫn
chưa được chú trọng ở Việt Nam:
KẾ TOÁNMÔI TRƯỜNGTẠI CÁC DOANHNGHIỆP
ThS. ĐÀO THỊ GIANG, ThS. ĐÀO THỊ THU HÀ
- Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
và đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Việt Nam
cần khẩn trương bổ sung và hoàn thiện pháp luật liên quan đến kế toán môi trường nhằmmục
tiêu phát triển bền vững. Bài viết đánh giá những nguyên nhân cơ bản khiến kế toán môi trường
chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam, khảo sát kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý về cho
Việt Nam nhằm đẩy mạnh áp dụng kế toán môi trường thời gian tới.
Từ khóa: kế toán môi trường, chi phí, thuế môi trường, hạch toán dòng vật liệu.
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...86
Powered by FlippingBook