TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
59
nâng cao trình độ chuyên môn. Chủ động tìm kiếm,
nghiên cứu các phương pháp giảng dạy hiện đại,
tích cực khai thác các cơ sở dữ liệu từ các trường
đại học trên thế giới nhằm tạo sự sinh động trong
các bài giảng. Chính sự thích thú của sinh viên sẽ
là động lực thúc đẩy giảng viên luôn phải nâng cao
khả năng chuyên môn bằng cách tìm tòi học hỏi
hoặc tự nghiên cứu, đào tạo...
Thứ ba, đối với sinh viên:
Ngoài các kỹ năng chung
như: nghe, nói, đọc và viết, ngữ pháp... sinh viên
cần chủ động rèn luyện thêm các kỹ năng mềm khác
bổ trợ như: Kỹ năng diễn giải, tóm tắt, suy luận, nêu
vấn đề, diễn đạt, so sánh, đối chiếu, thuyết trình,
làm việc nhóm, viết báo cáo... Đồng thời, chủ động
tìm kiếm các mối quan hệ để giao tiếp nhằm nâng
cao trình độ ngoại ngữ, sự tự tin, tạo nền tảng cho
việc tìm kiếm công việc sau này.
Thứ tư, đối với việc xây dựng tài liệu và biên soạn
giáo trình:
Trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành,
tài liệu dạy học được xem là một nhân tố quan trọng
góp phần vào thành công của khóa học. Do đó, cần
phải có một chiến lược tiếp cận tài liệu dạy học hiện
đại để học viên có thể rèn luyện kỹ năng và tiếp
thu kiến thức tiếng Anh chuyên ngành phù hợp
với ngành nghề một cách khoa học. Về giáo trình
cần chú ý tới những chủ điểm, khối kiến thức và kỹ
năng phù hợp với đối tượng người học. Thời lượng
phân bổ cũng cần được tổ chức hợp lý và khoa học
hơn. Chương trình và giáo trình được biên soạn
cần tính đến yếu tố nhu cầu người học sẽ tránh làm
cho người học hụt hẫng, nhàm chán vì phải luyện
tập tiếng Anh hoặc tiếng Anh chuyên ngành trong
những môi trường “khô cứng”, tình huống xa lạ với
thực tế công việc, không có tính “thực”.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;
2. Đỗ Thị Xuân Dung, Cái Ngọc Duy Anh(2010), Dạy và học tiếng Anh chuyên
ngành trong hìnhmới: Thách thức và giải pháp, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế;
3. TS. Lâm Quang Đông (2008), Đào tạo ngoại ngữ ở trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội.
bốn kỹ năng, chỉ tập trung vào kỹ năng đọc và bài
tập từ vựng chuyên ngành, chưa tạo được sự hứng
thú cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh
đó, tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho
các đối tượng sinh viên của các ngành khoa học khác
cũng chỉ mới dừng lại ở một số giáo trình tiếng Anh
thương mại của nước ngoài và đa số là của các hội
đồng khoa học hoặc giáo viên các trường tự soạn.
Nội dung các bài học chủ yếu là để giúp học viên
tiếp thu một khối lượng từ vựng học thuật chuyên
ngành khá lớn, trong khi hoạt động phát triển kỹ
năng lại rất sơ sài, đôi khi chỉ thiên về dịch thuật
hoặc bài tập củng cố từ vựng.
Giải pháp đề xuất
Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức tài chính
kinh tế, các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo cơ
hội việc làm cho lực lượng lao động có năng lực tìm
kiếm việc làm thu nhập cao tại các quốc gia khác
nhau. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều cũng đòi hỏi
nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại
ngữ tốt. Nhằm giải quyết hiệu quả bài toán này, bài
viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu giúp cải thiện
tình hình giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên
ngành tại một số trường đại học lĩnh vực kinh tế -
tài chính, qua đó từng bước nâng cao hơn nữa tính
chuyên nghiệp trong việc đào tạo:
Thứ nhất, đối với cơ sở đào tạo:
Từng bước xác định
nhu cầu xã hội để đề ra mục tiêu đào tạo phù hợp.
Theo đó, nhu cầu xác thực của người học là sau khi
tốt nghiệp, họ sẽ sử dụng tiếng Anh chuyên ngành
được đào tạo để làm gì, đạt được mục tiêu nào trong
quá trình thăng tiến nghề nghiệp. Theo các chuyên
gia, khi quá trình đào tạo đúng hướng, đúng nhu
cầu sẽ kích thích rất lớn đối với động cơ học tập và
giúp cho việc đào tạo đúng trọng tâm, đúng mục
tiêu hơn rất nhiều. Việc tổ chức đào tạo tiếng Anh
cơ bản và chuyên ngành theo nhu cầu xã hội như đã
đề cập sẽ giúp tiết kiệm được nhiều tiền của và công
sức của các đơn vị đào tạo; đồng thời, tạo ra cho xã
hội nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao,
ngoại ngữ thành thạo để bắt kịp với hiện đại hóa,
toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo cần chú
trọng bồi dưỡng giảng viên, có chế độ tuyển dụng
và đãi ngộ thích hợp,tạo điều kiện có phòng học đa
năng, trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho sinh
viên trong giờ học ngoại ngữ…
Thứ hai, đối với giảng viên:
Không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn của bản thân. Tích cực tham
gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng tiếng Anh chuyên
ngành ngắn và dài hạn trong và ngoài nước để
Phần lớn các tài liệu giảng dạy tiếng Anh
chuyên ngành được thiết kế nhằm phát triển
bốn kỹ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết và
khả năng dịch tài liệu. Vẫn có quan niệm rằng,
chỉ cần bổ sung cho sinh viên càng nhiều từ
vựng chuyên ngành càng tốt để hỗ trợ kiến
thức chuyên môn.
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66
Powered by FlippingBook