TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
57
bồi dưỡng giảng viên phải đặt ra yêu cầu hướng đến
những thay đổi về phương pháp tiếp cận hoạt động
dạy học, người học và tài liệu hiện đại.
Ba là,
cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng với đội
ngũ giảng viên, đặc biệt những giảng viên vừa giỏi
về ngoại ngữ và có am hiểu về chuyên ngành kinh tế
- thương mại. Thực tế cho thấy, hiện nay tại các trung
tâm đào tạo tư nhân này, mức thù lao cho giảng viên
giỏi thường rất cao, trong khi tại các trường đại học,
cao đẳng thì ngược lại, khó thu hút được sự đóng
góp của đội ngũ giảng viên này.
Về phía giảng viên
Một là,
cần nghiên cứu các phương pháp giảng
dạy, truyền đạt mới, lấy người học làm trọng tâm.
Do các thuật ngữ chuyên ngành kinh tế - thương mại
thường rất khó hiểu, khó lý giải nên các giảng viên
cần chú trọng ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
nhằm tạo hiệu ứng sinh động trong các bài giảng, từ
đó tạo hứng thú cho sinh viên trong học tập và tiếp
thu kiến thức.
Hai là,
với đặc thù của tiếng Anh chuyên ngành,
đa số phần khó nằm ở khái niệm và thuật ngữ chuyên
ngành, thì ý thức tự học, tự trau dồi của người giáo
viên thậm chí còn quan trọng hơn. Giáo viên nên
tranh thủ thời gian tìm hiểu các khái niệm và thuật
ngữ chuyên ngành mà mình đang giảng dạy. Có thể
tra cứu trên internet hoặc trao đổi với đồng nghiệp về
những phương pháp dạy tiếng Anh tích cực, thú vị
cho dù phải đối diện với nhiều khái niệm khó hiểu,
khô cứng.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;
2. PGS.,TS. Phùng Xuân Nhạ, Đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
3. Đỗ Hợp(2016), 100% giảng viên ngoại ngữ ở đại học phải đạt chuẩn, Báo
Tiền phong;
4. Thanh Tâm, (2016), Việt Nam thiếu trung tâm khảo thí năng lực ngoại ngữ
quốc gia, Vnexpress.net.
Để thực hiện thành công mục tiêu này, bài viết đề
xuất một số giải pháp sau:
Về phía cơ quan quản lý
Một là,
cần nghiên cứu xây dựng khung năng lực
giáo viên ngoại ngữ; Rà soát, hoàn thiện và thể chế
hóa khung năng lực giáo viên tiếng Anh theo hướng
tiếp cận chuẩn năng lực giáo viên ngoại ngữ quốc tế
và vận dụng phù hợp với năng lực, điều kiện thực
tiễn hiện nay.
Hai là,
rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng mới
các chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiếng
Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung cho phù hợp
và có tính khả thi cao. Ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên, giảng viên ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên
và Tây Nam Bộ. Xây dựng chương trình và triển khai
bồi dưỡng giáo viên giảng dạy ngoại ngữ chuyên
ngành, giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ...
Ba là,
khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học,
cao đẳng và trung cấp tiếp nhận chuyển giao chương
trình tiên tiến của nước ngoài, sử dụng Tiếng Anh
trong giảng dạy, tăng cường thu hút chuyên gia
nước ngoài và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở
nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu
khoa học.
Bốn là,
xây dựng và triển khai áp dụng mô hình
bồi dưỡng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ thường
xuyên, trong đó giảng viên ngoại ngữ cần được
tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí
để tham dự các khóa bồi dưỡng. Khi tổ chức triển
khai áp dụng mô hình bồi dưỡng giảng viên ngoại
ngữ, cần đa dạng hóa nguồn lực, đặc biệt là đội
ngũ giảng viên, tình nguyện viên nước ngoài tham
gia vào quá trình dạy học ngoại ngữ. Tăng cường
công tác bồi dưỡng thường xuyên thông qua mạng
trực tuyến; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công
nghệ vào công tác bồi dưỡng thường xuyên giảng
viên ngoại ngữ…
Về phía các trường đại học
Một là,
chú trọng đầu tư nguồn lực tài chính cho
việc nâng cao chất lượng giảng viên, đặc biệt đối
với các giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế
- thương mại; Đẩy mạnh xã hội hoá thông qua việc
thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để
đầu tư cho giáo dục và đào tạo...
Hai là,
tăng cường công tác bồi dưỡng giảng viên;
đầu tư cơ sở vật chất cả về phòng học, thiết bị, nhằm
giúp giảng viên có cơ hội nâng cao trình độ... Theo
đó, tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn trong nước và
tạo điều kiện để giảng viên có thể đi thực tập nâng
cao trình độ ở nước ngoài. Chương trình đào tạo và
Theo lộ trình, đến năm 2018, 100% giảng viên
ngoại ngữ ở các trường cao đẳng, đại học đều
đạt chuẩn quy định; đến 2018 - 2019, 100% các
trường đại học triển khai đào tạo chương trình
tiếng Anh tăng cường, 100% sinh viên chuyên
ngữ tốt nghiệp đạt chuẩn; đến 2020, 70% sinh
viên đại học không chuyên ngữ và đến năm
2025, 100% sinh viên đại học không chuyên
ngữ đạt chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp…
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...66
Powered by FlippingBook