TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 51

53
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
Cơ sở pháp lý của tự chủ tài chính
trong giáo dục đại học công lập
Nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học
công lập (ĐHCL) chủ động khai thác, sử dụng hợp
lý nguồn ngân sách nhà nước (NSNN), tăng cường
thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách; đồng thời,
không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học
của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính
sách, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/
NQ-CP (ngày 24/10/2014) thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL giai
đoạn 2014 – 2017. Theo đó cơ sở giáo dục ĐHCL
khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động
chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự
chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện.
Cơ sở giáo dục ĐHCL được quyết định mức học
phí bình quân tối đa bằng mức trần học phí do Nhà
nước quy định cộng với khoản chi thường xuyên
NSNN cấp bình quân cho mỗi sinh viên công lập
trong cả nước; Quyết định mức học phí cụ thể đối
với từng ngành nghề, chương trình đào tạo theo
nhu cầu người học và chất lượng đào tạo, bảo đảm
mức học phí bình quân trong nhà trường không
vượt quá giới hạn mức học phí bình quân tối đa,
thực hiện công khai mức học phí cho người học
trước khi tuyển sinh. Bên cạnh đó, đối với khoản
thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác được
gửi ngân hàng thương mại (NHTM).
Về chính sách học bổng, học phí đối với đối
tượng chính sách, Nghị quyết 77/NQ-CP nêu rõ,
việc thực hiện tự chủ của các trường đại học phải
bảo đảm không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục
đại học của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng
chính sách. Các trường đại học tự chủ phải xây
dựng, thực hiện các chính sách cấp học bổng đối
với sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi, sinh viên là
đối tượng chính sách; miễn giảm học phí cho sinh
viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách và
hỗ trợ phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của Nhà
nước với mức học phí của nhà trường; sử dụng
toàn bộ tiền lãi của khoản học phí và các khoản
thu sự nghiệp khác gửi NHTM để lập các Quỹ Hỗ
trợ sinh viên.
Thực tế, việc xây dựng lộ trình tính đủ chi phí
trong học phí, trong giá cung cấp dịch vụ công
cũng chính là nội dung cơ bản đã được quy định
tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ (ban
hành ngày 14/2/2015) về cơ chế tự chủ cho các đơn
vị sự nghiệp công lập. Nghị định mới đã đẩy mạnh
giao quyền tự chủ tài chính cho các trường ĐHCL,
giảm bớt đầu mối các trường ĐHCL nhận kinh phí
hoạt động thường xuyên từ NSNN, giảm bớt việc
hỗ trợ NSNN thông qua việc duy trì mức học phí
thấp đối với các ngành học, đáp ứng nhu cầu xã hội
như kinh tế, tài chính, ngân hàng…
Mặt khác, Nghị định mới cũng đã tăng quyền tự
chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công, trong
đó đối tương ĐHCL là đối tượng chịu tác động
trực tiếp. Nghĩa là, đơn vị sự nghiệp công không
sử dụng kinh phí NSNN được xác định giá dịch vụ
sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, được quyết
định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi
phí hợp lý, có tích lũy theo quy định của pháp luật
đối với từng lĩnh vực; Giá dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng kinh phí NSNN cũng được xác định trên
cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi
phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐẠI HỌC CÔNG LẬP:
LÝ LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN
– Học viện Ngân hàng
Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập đã mở
ra cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý
tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn... Tuy nhiên,
hoạt động này hiện vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc. Bài viết phân tích những vấn đề đặt ra đối với hoạt
động tự chủ tài chính tại các trường đại học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong triển khai tự chủ
tài chính tại các trường công lập ra hiện nay.
Từ khóa: Giáo dục đại học, đại học công lập, quản lý tài chính, quy mô đào tạo, tự chủ tài chính
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...66
Powered by FlippingBook