K2 T2 - page 78

78
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
thuận lợi để NNT tuân thủ tốt các quy định của pháp
luật; đồng thời, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi
phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với NNT.
Trong quản lý NNT phải được đánh giá rủi ro
để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra
thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại
trường hợp tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn
chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở
mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật
thuế. Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp
luật của NNT dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông
tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống
cơ sở dữ liệu về NNT” của Tổng cục Thuế…
Ứng dụng phân tích báo cáo tài chính
trong công tác quản lý rủi ro thuế
Đánh giá về tình hình tài chính của DN thông
qua phân tích báo cáo tài chính (BCTC) là một trong
những nhóm tiêu chí để quản lý rủi ro thuế. Phân
tích BCTC là một quá trình đánh giá tình hình tài
chính. Quá trình đánh giá có thể được củng cố qua
những kinh nghiệm và việc sử dụng các công cụ
phân tích. Có thể nói, kỹ thuật phân tích là phân
tích các tỷ suất, phân tích mối quan hệ giữa hai hoặc
nhiều mục trong BCTC. Tỷ suất tài chính thường
được phản ánh bằng tỷ lệ % hoặc số lần. Tỷ suất
thường được dùng rất hiệu quả khi so sánh chính
NNT này trong các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh
cùng thời kỳ với NNT khác hoặc số liệu chuẩn của
Ngành. Theo đó, tình hình tài chính của DN sẽ được
đánh giá theo các nhóm sau:
Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả sinh lời
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh
thu thuần: Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sản xuất
kinh doanh của DN trong kỳ. Các DN cùng ngành
nghề có tỷ lệ càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng
cao, rủi ro càng thấp.
Tỷ lệ (lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/
doanh thu thuần: Thể hiện khả năng sinh lời của
DN, là tỷ lệ của tổng số lợi nhuận trước thuế thu
được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát
sinh trong năm cộng với chi phí lãi vay chia cho
doanh thu thuần. Tỷ lệ này cho biết với một đồng
doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ càng lớn
thì hiệu quả kinh doanh của DN càng tốt.
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần: Phản
ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong
thực tế, tiêu chí này bị ảnh hưởng bởi chính sách
miễn giảm thuế. Khi phân tích nếu tỷ lệ này thấp
trong khi tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu
thuần cao thể hiện DN đang kê khai miễn giảm thuế
và khả năng rủi ro trong việc miễn giảm thuế cao.
Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Phản ánh hiệu
quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến rủi ro về thuế. Tỷ
suất này cho biết, với một đồng vốn chủ sở hữu DN
sử dụng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ
này càng cao thì phản ánh trình độ sử dụng vốn chủ
sở hữu của DN càng cao, rủi ro càng thấp.
Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ sử dụng chi phí
Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần: Phản ánh
trình độ kiểm soát chi phí giá vốn của DN. Tỷ lệ này
càng cao thì trình độ quản lý của DN càng kém và
tiềm ẩn những rủi ro về thuế đặc biệt là thuế TNDN.
Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần: Phản
ánh trình độ kiểm soát chi phí bán hàng của DN. Tỷ
lệ càng cao thì trình độ quản lý của DN càng kém và
tiềm ẩn những rủi ro về thuế.
Tỷ lệ chi phí quản lý/doanh thu thuần: Phản ánh
trình độ kiểm soát chi phí quản lý của DN. Tỷ lệ
càng cao thì trình độ quản lý của DN càng kém và
tiềm ẩn những rủi ro về thuế.
Nhóm tiêu chí phản ánh
khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Hệ số thanh toán tổng quát = tổng giá trị tài sản/
tổng nợ phải thanh toán. Hệ số này đo lường khả năng
thanh toán tổng quát các khoản nợ của DN. Chỉ tiêu
này phản ánh rủi ro về thanh toán nợ thuế của DN.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = tài sản
ngắn hạn/tổng nợ phải trả. Hệ số này là thước đo
khả năng thanh toán của DN, khả năng thanh toán
càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = tiền và các
khoản tương đương tiền/tổng nợ ngắn hạn. Hệ số
này phản ánh DN có nhiều khả năng đáp ứng việc
thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán càng
tốt tức tỷ lệ càng cao, rủi ro càng thấp.
Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và góp
phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia. Để làm tốt công tác
này cần vận dụng linh hoạt các tiêu thức đánh giá
rủi ro thuế trong đó có phân tích BCTC.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), “Giáo trình phân tích tài chính
DN”, NXB Tài chính;
2. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
3. Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 áp dụng quản lý rủi ro
trong quản lý thuế.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...120
Powered by FlippingBook