K2 T2 - page 76

76
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
lý nhà nước đánh giá được hiệu quả, tác dụng hay
những tồn tại trong các chính sách tài chính kế toán;
đồng thời, giúp cho Nhà nước có thể đánh giá và
bảo vệ được các lợi ích của Nhà nước trong các DN
mà Nhà nước sở hữu vốn.
- Đối với các chủ sở hữu DN và các đối tượng
khác có liên quan như chủ nợ, ngân hàng: Việc kiểm
tra BCTC góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp đồng
thời giúp các đối tượng giám sát quá trình huy động,
quản lý và sử dụng vốn đầu tư vào DN; Giám sát
việc thực hiện các nguyên tắc và quy định tài chính,
kiểm tra kế hoạch và tình hình thực hiện chính sách
phân phối lợi nhuận.
Mục đích và vai trò
của phân tích báo cáo tài chính
Với tư cách là công cụ quản lý, phân tích BCTC
có mục đích chính là giúp người sử dụng thông tin
đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh
lãi và triển vọng của DN, từ đó lựa chọn phương án
kinh doanh tối ưu. Bởi vậy, phân tích BCTC là mối
quan tâm của nhiều nhóm người.
- Đối với các chủ DN và các nhà quản trị DN, mối
quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và
khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà quản trị DN
còn quan tâm tới nhiều mục tiêu khác như: Tạo công
ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung
cấp nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với chi phí
thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường.
- Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay
tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào
khả năng trả nợ của DN.
- Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ
hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn
vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn...
Căn cứ vào ý nghĩa của phân tích BCTC chúng ta
thấy rõ được mục đích của phân tích BCTC, bao gồm:
(i) Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của
DN tại thời điểm báo cáo cùng với những kết quả
hoạt động mà DN đạt được trong hoàn cảnh đó.
(ii) Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài
chính, khả năng thanh toán của DN, tính hợp lý của
cấu trúc tài chính…Các nhà quản lý có căn cứ tin cậy,
khoa học để đề ra các quyết định quản trị đúng đắn.
(iii) Nắm bắt được sức mạnh tài chính, khả năng
sinh lãi, dự báo được nhu cầu tài chính và triển vọng
phát triển trong tương lai của DN.
(iv) Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính
cần thiết giúp cho việc kiểm tra, đánh giá một cách
toàn diện và có hệ thống tình hình kết quả và hiệu
quả hoạt động kinh doanh; tình hình thực hiện các
chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của DN; tình hình
chấp hành các chế độ kinh tế- tài chính của DN.
- Cung cấp các thông tin và căn cứ quan trọng
để xây dựng các kế hoạch tài chính của DN; đề ra
hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường
quản trị DN; không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
tăng lợi nhuận cho DN.
Mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo
tài chính với quản trị tài chính doanh nghiệp
Để thực hiện tốt vai trò huy động kịp thời và
đầy đủ các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, tổ chức sử dụng nguồn vốn và các nguồn lực
khác có hiệu quả và giám sát chặt chẽ hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN, nhà quản trị tài chính cần
đưa ra được các quyết định đầu tư, quyết định về
nguồn tài trợ và các quyết định tài chính khác một
cách kịp thời, đúng đắn.
Về mặt nguyên tắc, tình hình tài chính của DN
được thể hiện trên các BCTC. Các báo cáo này tuy là
kết quả của quá trình xử lý thông tin của hệ thống
kế toán nhưng đối với một mô hình ra quyết định
thì các BCTC của đơn vị mới chỉ được coi là “dữ
liệu” đầu vào. Để có thể phục vụ cho việc ra quyết
định, các “dữ liệu” này phải được xử lý một cách
phù hợp, trở thành các thông tin hữu ích. Như vậy,
có thể thấy “phân tích BCTC” là khâu không thể
thiếu được trong quá trình ra quyết định quản trị tài
chính DN. Việc kiểm tra BCTC nhằm đảm bảo chất
lượng của nguồn “dữ liệu” phục vụ phân tích. Quá
trình phân tích BCTC cũng ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng thông tin phục vụ cho quản trị tài chính,
tác động tới chất lượng của mỗi quyết định, chính
sách tài chính DN và quá trình thực hiện chúng.
Phân tích chính xác tình hình tài chính của DN sẽ
giúp cho các nhà quản trị có những nhận định chính
xác về thực trạng tài chính của DN, để từ đó đưa ra
được các chính sách hợp lý cho từng nội dung quản
trị, từng loại tài sản, nguồn vốn hay từng giai đoạn
phát triển khác nhau.
Tóm lại, một DN muốn hoạt động kinh doanh có
hiệu quả cần coi kiểm tra và phân tích BCTC như
một công cụ tài chính quan trọng trong quá trình
đưa ra các quyết định quản trị, nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), “Giáo trình phân tích tài chính
DN”, NXB Tài chính;
2. Phan Tiến Dũng (2011), “Phân tích BCTC”, NXB Thống kê;
3. Đinh Thế Hiển (2007), “Quản trị tài chính công ty lý thuyết và ứng dụng”,
NXB Thống kê.
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...120
Powered by FlippingBook