K2 T3 - page 102

100
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
cấp D có 04 công trình; mức C có 95 công trình;
mức B có 101 công trình. Đầu năm 2016, công tác
kiểm định cho thấy, có tới 62 chung cư có những
biểu hiện lún nghiêng.
Như vậy, không tính hết toàn bộ chung cư cần
chỉnh trang, sửa chữa, thì số lượng chung cư đang
triển khai đầu tư phá dỡ xây mới đều nằm trong
mức độ B, C, D - là mức nguy hiểm cần có phương
án thực thi ngay và yêu cầu nguồn vốn rất lớn để
cải tạo các nhóm chung cư này, tuy nhiên, tốc độ
đầu tư hiện nay vẫn diễn ra rất chậm bởi do thiếu
vốn. Thực tế cho thấy, để hoàn thành 14 toà chung
cư hỗ trợ công tác tái định cư và làm thương mại,
TP. Hà Nội đã phải huy động một lượng lớn sự
tham gia tích cực của các bên, gồm: Cư dân chung
cư – nhà nước – chủ đầu tư.
Bài học về xây dựng chính sách
phát triển, đầu tư cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội
Đối với TP. Hà Nội, việc xây dựng cơ chế chính
sách về huy động vốn đầu tư, cải tạo xây mới
chung cư cũ cần có chiến lược cụ thể gắn với quy
hoạch Thủ đô. Từ thực tiễn, cần rút ra một số bài
học trong xây dựng chính sách phát triển, đầu tư
cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội như sau:
Thứ nhất,
chú trọng công tác quy hoạch lại các
khu chung cư cũ một cách chi tiết, không phát triển
cải tạo một cách tự phát; Công bố các kế hoạch thực
hiện từng khu một cách minh bạch. Công việc này
phải thực hiện nhất quán để tạo lòng tin cho người
dân tại các chung cư cũ cũng như những người có
nhu cầu mua căn hộ trong tương lai.
Bên cạnh đó, thực hiện công tác quy hoạch nhà
ở 5 năm một lần, trong đó xác định rõ từng khu vực
quy hoạch phải phù hợp với từng quận, phường và
của Thành phố; Hàng năm có kế hoạch cụ thể về
diện tích nhà ở cho từng nhóm đối tượng, từ đó xác
định mục tiêu nhóm đối tượng và hỗ trợ đúng các
nhóm đối tượng về nhà ở tại chung cư cũ.
Thứ hai,
xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất
cho các doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại các
khu vực chung cư cũ; Khuyến khích doanh nghiệp
mua phần diện tích quy hoạch trong khuôn viên
chung cư cũ, để xây dựng các trung tâm thương
mại nhằm tạo tiền đề cho phát triển nhà ở khu vực
này. Theo đó, chính quyền Thành phố nên áp dụng
nguyên tắc hỗ trợ thông qua hình thức cho các chủ
đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ tài
chính về thuế là biện pháp giảm giá nhà ở.
Thứ ba,
lập quỹ vốn nhà ở để hỗ trợ các đối
tượng mua nhà chung cư cư cũ, thực hiện chế độ
lãi suất cố định chỉ thấp và thời gian hoàn vốn dài.
Nếu như Nhật Bản thực hiện chế độ lãi suất cố
định bằng 1/3 lãi suất thông thường cho nhóm đối
tượng khó khăn về tài chính trong việc mua nhà
đem lại thành công cho chính sách nhà ở cho người
dân, thì nên chăng TP. Hà Nội cần đứng ra bảo lãnh
điều chỉnh lãi suất cho hoạt động vay mua nhà của
người dân để họ có thể tiếp cận với nhà ở. Kinh
nghiệm kéo dài thời gian hoàn trả vốn khoảng 35
năm và cho phép ân hạn thêm 10 năm nếu không
trả nợ được của Nhật Bản cũng là bài học cho các
ngân hàng trong triển khai chương trình cho người
thu nhập thấp vay tiền mua nhà ở.
Thứ tư,
Thành phố cần chủ động cung cấp nhà
ở cho nhóm đối tượng tại các chung cư cũ không
có khả năng tái định cư, tạo điều kiện hỗ trợ ho
công tác di dời giải phóng mặt bằng nhanh chóng
và hiệu quả.
Tóm lại, với tính cấp thiết của quá trình cải tạo
sửa chữa hệ thống chung cư cũ, góp phần chỉnh
trang đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội, đòi hỏi phải
có các giải pháp mang tính tổng lực và chiến lược
cụ thể, rõ ràng gắn với quy hoạch Thủ đô và cơ chế
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Sở Xây dựng (2016), Báo cáo kế hoạch xây dựng lại chung cư cũ trên địa
bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2016 -2020;
2. Nguyễn Thanh Lân (2014), Mấy vấn đề cải tạo chung cư cũ trên địa bàn
Hà Nội;
3. Trung tâm thông tin – Bộ Xây dựng Tổng luận: Cơ chế, chính sách và kinh
nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở của một số nước trên thế giới – Tháng
5/2009;
4. Nguyễn Thị Tùng Phương (2014) Chính sách phát triển nhà ở phúc lợi
của Nhật bản Bài học cho phát triển nhà ở và nhà ở thu nhập thấp tại
Việt Nam;
5. Hoàng Xuân Nghĩa và Nguyễn Khắc Thanh (2009), Nhà ở cho người có thu
nhập thấp ở các đô thị lớn hiện nay – Kinh nghiệm Hà Nội, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội;
6. Bộ Xây dựng (2006), Văn bản số 810/BXD-QLN: V/v Khắc phục tình trạng
nhà chung cư cũ xuống cấp, ngày 09/5/2006, Hà Nội;
7. Báo cáo kế hoạch sửa chữa chung cư 6/2016 – Sở Xây dựng Hà Nội.
Tính chung từ năm 2005 đến nay, toàn Thành
phố Hà Nội đã thực hiện đầu tư, cải tạo thành
công 08 chung cư cũ; xây mới đưa vào sử dụng
14 tòa nhà; 05 chung cư cũ đã triển khai phá dỡ
đưa vào xây mới (B6 giảng võ, C1 Thành công,
17 nhà gỗ phường Chương Dương, 97-99 Láng
Hạ, 26 Liễu Giai); 04 chung cư nguy hiểm đang
được triển khai tổ chức di dời.
1...,92,93,94,95,96,97,98,99,100,101 103,104,105,106,107,108,109,110,111,112,...122
Powered by FlippingBook