TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 106

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
107
nghiệp có chính sách khuyến công nhưng ngành
thương mại không có chính sách khuyến thương.
Ngân sách nhà nước đầu tư cho xúc tiến thương mại
hạn hẹp. Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định
số 02/2003/NĐ-CP về đầu tư phát triển chợ, trong
đó có một số chính sách khuyến khích phát triển
chợ, nhưng kết quả đạt được còn thấp, chủ yếu do
thiếu nguồn lực đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư cho thương mại nội địa còn
hạn chế. Một số chính sách ưu tiên cho phát triển
thương mại miền núi theo Nghị định số 20/1998/
NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo
và vùng đồng bào dân tộc chậm được triển khai.
Các tỉnh miền núi chưa xây dựng được Chiến lược
phát triển thương mại thời kỳ trước đây và hiện nay;
chưa xây dựng được Quy hoạch phát triển thương
mại; Quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại,
siêu thị, cửa hàng kinh doanh…
Thứ hai
, miền núi là khu vực có địa hình trắc trở,
núi non hiểm trở, bị phân tán, khó khăn về giao
thông vận tải trong vùng cũng như khó khăn trong
kết nối với các trung tâm chính trị, kinh tế, thương
mại của cả nước, chi phí lưu thông cao. Ở miền núi
chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư phân
tán (trừ khu vực thành thị), thu nhập bình quân đầu
người thấp nhất cả nước dẫn đến sức mua thấp và
đây cũng là nơi có kết cấu hạ tầng thương mại vừa
thiếu, vừa yếu kém, từ đó ảnh hưởng đến quá trình
vận chuyển, dự trữ, phân phối hàng hóa của khu
vực miền núi.
Thứ ba,
kinh phí thực hiện hoạch định và tổ chức
thực thi chính sách phát triển thương mại miền núi
còn ít và chưa hiệu quả; Chưa huy động được kinh
phí từ các tổ chức xã hội, tư nhân, các đối tượng hưởng
lợi từ chính sách, tài trợ từ tổ chức nước ngoài. Nguồn
vốn phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu tập trung bố trí
đầu tư cơ sở hạ tầng chung phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội như: Đường giao thông, hệ thống nước sinh
hoạt, điện… chưa chú trọng đầu tư, phát triển cơ sở
hạ tầng thương mại. Hệ thống hạ tầng thương mại còn
thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
thương mại miền núi. Kinh phí đầu tư cho hệ thống
kho bãi giao nhận vận tải và các dịch vụ logistic hầu
như chưa có hoặc có quy mô nhỏ.
Giải pháp nhằm phát triển
kết cấu hạ tầng thương mại miền núi
Để phát huy những kết quả đạt được cũng như
tận dụng những chính sách ưu đãi đã được ban
hành và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong
phát triển hạ tầng thương mại tại các tỉnh miền núi
phía Bắc, cần quan tâm đến một số nội dung sau:
-
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát
triển kết cấu hạ tầng thương mại miền núi; ưu tiên
bố trí quỹ đất đầu tư cho kết cấu hạ tầng thương
mại nhằm đảm bảo nhu cầu hiện tại, phù hợp với
sự gia tăng của các dự án đầu tư và mở rộng quy
mô hoạt động của các loại hình kết cấu hạ tầng
thương mại trong tương lai; có chính sách đồng bộ
trong việc giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư
nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham
gia xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa
bàn miền núi.
-
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực
đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, góp phần huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ngoài
ngân sách, nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển
kế cấu hạ tầng thương mại của khu vực miền núi.
-
Khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia
cùng các DN đầu tư hoặc đảm bảo tín dụng đầu tư
vào hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; tạo điều
kiện thuận lợi cho các hình thức liên doanh, liên kết
đầu tư giữa DN và tổ chức tín dụng.
-
Tạo thuận lợi cho các DN đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng thương mại được tiếp cận các nguồn
tài chính một cách bình đẳng, nhanh chóng, đảm
bảo nguồn vốn để triển khai các dự án đầu tư
đã được cấp phép như những DN sản xuất kinh
doanh khác.
-
Xây dựng các danh mục kết cấu hạ tầng thương
mại trong khu vực miền núi được áp dụng chính
sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn; Các chính sách ưu tiên đối với các nhà đầu tư;
Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về các loại
quy hoạch có liên quan trong quá trình lập dự án;
Cải cách thủ tục hành chính; Cho phép nhà đầu tư
được huy động vốn của DN, cá nhân, hộ kinh doanh
để triển khai dự án…
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2009), Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003
về phát triển và quản lý chợ;
2. Chính phủ (2015), Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 phê duyệt
Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
giai đoạn 2015 – 2020;
3. Nguyễn Hữu Hải (2013), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách
công, Học viện Hành chính quốc gia;
4. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), “Phát triển kinh tế hàng hóa trong
nông thôn các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
5. Một số trang điện tử:
//
/;
/;
.
viennghiencuuthuongmai.com.vn/.
1...,96,97,98,99,100,101,102,103,104,105 107,108,109,110,111,112,113,114,115,...116
Powered by FlippingBook