TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 104

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
105
năm 2020. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phát
triển và quản lý chợ trên địa bàn các tỉnh miền núi
phía Bắc; khuyến khích các tổ chức cá nhân và các
doanh nghiệp (DN) thuộc thành phần kinh tế đầu tư
hoặc góp vốn xây dựng chợ; nguồn vốn ngân sách
nhà nước tập trung xây dựng các chợ đầu mối nông
sản, thực phẩm và chợ hạng 2, 3 ở địa bàn nông
thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Mặt khác, Nhà nước cũng đã quy định ngân
sách tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu
mối nông sản, thực phẩm và chợ hạng 2, hạng 3
ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo; Hỗ trợ
đầu tư xây dựng chợ biên giới và chợ dân sinh xã
thuộc các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn. Dự án đầu tư chợ của các thành
phần kinh tế thì được hưởng chính sách ưu đãi
đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/
NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ. Đây là cơ
sở pháp lý khuyến khích các tổ chức, các nhân và
các DN thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc
góp vốn xây dựng chợ.
Bên cạnh các loại hình thương mại khác, chợ được
xem là bộ phận cấu thành quan trọng của mạng lưới
thương mại xã hội ở mỗi vùng, địa phương, nhất là
ở các tỉnh miền núi. Mặc dù, hơn 60% cụm xã đã có
chợ, song nhìn chung ở các tỉnh miền núi phía Bắc,
mạng lưới chợ còn thưa thớt, quy mô nhỏ, cơ sở vật
chất còn nghèo nàn.
Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương
mại đã xây dựng và triển khai thực hiện các chương
trình, dự án nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
thương mại nông nghiệp, nông thôn trong đó có cả
miền núi như: Chương trình giảm nghèo bền vững;
Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo; Chương trình
Thực trạng phát triển
kết cấu hạ tầng thương mại miền núi
Nhằm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại
các tỉnh miền núi phía Bắc, Chính phủ ban hành
Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 và
Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/
NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển
và quản lý chợ. Trên cơ sở đó, UBND các tỉnh miền
núi phía Bắc đã xây dựng Quy hoạch phát triển
mạng lưới chợ giai đoạn 2006-2010, định hướng đến
VỀ PHÁT TRIỂNKẾT CẤUHẠ TẦNG
THƯƠNGMẠI MIỀNNÚI Ở CÁC TỈNHPHÍA BẮC
ThS. ĐẶNG HOÀNG ANH
- Đại học Thương mại *
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phát
triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo nói chung và các tỉnh phía Bắc nói
riêng. Kết quả bước đầu mang lại đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, kinh tế thương mại
phát triển, đời sống, văn hóa người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, từ thực tiễn yêu cầu phát triển
kinh tế tại các tỉnh miền núi phía Bắc đang cần nhiều hơn nữa các chính sách ưu đãi đầu tư, nhất là kết cấu
hạ tầng thương mại miền núi nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh phía Bắc phát triển.
Từ khóa: Kinh tế, đầu tư, hạ tầng, phát triển, thương mại, miền núi
In recent years, the Party and the State has applied
variety of development policies for the rural,
border, islandic and mountaineous areas and for
the northern provinces of Vietnam in particular.
The initial results have helped create the strong
and positive movements in infrastructure,
economic and commercial development, livelihood
and culture of the communities. However, the
practical demand for economic development of
the mountaineous areas of the northern provinces
of Vietnam is large and needs more investment
policies in commercial infrastructure for socio-
economic development.
Keywords: Economics, investment, infrastructure, devel-
opment, commerce, mountaineous areas
Ngày nhận bài: 27/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 12/4/2018
Ngày duyệt đăng: 18/4/2018
*Email:
1...,94,95,96,97,98,99,100,101,102,103 105,106,107,108,109,110,111,112,113,114,...116
Powered by FlippingBook