TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 89

90
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
vốn. Các DN hoạt động trong ngành Dệt may nhiều
năm liền đạt được hiệu quả kinh tế không cao ngoài
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, sự
cạnh tranh khốc liệt của một số nước trong khu vực,
thì một khó khăn nữa là lãi suất ngân hàng thương
mại cao. Mặt bằng lãi suất của Việt Nam cao hơn so
với các nước trong khu vực. Do vậy, hiệu quả kinh
tế của các DN dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định
thời gian qua vẫn ở mức thấp.
Bốn là,
hiệu quả xã hội còn hạn chế.
Năm 2015, thu nhập của người lao động trong
các khu công nghiệp tỉnh Nam Định bình quân đạt
4,5 triệu đồng/tháng; 5 tháng đầu năm 2016 đạt
4,8 triệu đồng/tháng (cao hơn mức lương tối thiểu
vùng 2 khoảng 1,6 lần). Tuy nhiên, mức thu nhập
bình quân này đối với lao động ngành dệt - may
còn thấp (mức thu nhập bình quân từ 3,5-4,5 triệu
đồng/người/tháng), đời sống của nhiều lao động
còn rất khó khăn. Các khoản hỗ trợ từ phía DN
như tiền ăn ca, hỗ trợ đi lại, hỗ trợ nhà trọ... chiếm
tỷ lệ khoảng 4% tổng thu nhập và tuỳ thuộc từng
DN. Một số DN đã thực hiện trợ cấp khó khăn và
thuê nhà ở xã hội cho công nhân, song số lượng
còn hạn chế.
Một số giải pháp phát triển
các doanh nghiệp dệt may ở Nam Định
Để các DN dệt may vượt qua khó khăn, thích
ứng với các cam kết khi Việt Nam tham gia vào các
hiệp định thương mai tự do, cần quan tâm thực hiện
một số giải pháp sau:
Một là, phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu phụ.
Một trong những hạn chế nhất của các DN dệt
may ở Việt Nam nói chung, các DN của Tỉnh nói
riêng là khâu sản xuất nguyên liệu phụ. Do vậy, để
thúc đẩy các DN dệt may, Tỉnh cần có những chính
sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào khâu
sản xuất nguyên liệu phụ như: dệt, nhuộm. Có thể
áp dụng chính sách tăng cường liên doanh, liên kết
giữa các DN sản xuất sản phẩm hỗ trợ dệt may nội
địa với các DN có vốn FDI để nhanh chóng tận
dụng công nghệ sản xuất, nguồn vốn và thị trường
của họ. Tuy nhiên, trong quá trình liên doanh, liên
kết cần tránh sự phụ thuộc vào các DN FDI và đánh
mất cả những thị trường truyền thống vào tay các
DN này. Các DN dệt may của Tỉnh cần có một chiến
lược sản xuất kinh doanh chủ động, dựa trên nền
tảng kinh nghiệm truyền thống, công nghệ hiện có,
tranh thủ tối đa trình độ khoa học của họ để có chỗ
đứng trong hệ thống các kênh phân phối sản phẩm.
Bên cạnh đó, các DN dệt may của Tỉnh cần chú
trọng đến nguồn cung nguyên liệu, không chỉ quan
tâm đến phát triển sản xuất mà cần có kế hoạch liên
kết với nhà nông trong quy hoạch sản xuất nguồn
bông vải, kế hoạch thu mua, đảm bảo không để bị
động về nguồn nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất và giao hàng.
Hai là, cần có các chính sách ưu đãi hỗ trợ các DN dệt
may phát triển.
Cần có các chính sách hỗ trợ tín dụng hợp lý cho
các DN dệt may. Các Hiệp hội dệt may của Tỉnh
cần đề xuất các ý kiến với Chính phủ có chính sách
ưu đãi về vốn để hỗ trợ DN hiện đại hóa thiết bị,
đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đối với các DN sản xuất hàng
xuất khẩu; Tập trung vào chính sách ưu đãi cho các
DN nhằm thu hút nhiều hơn vốn nước ngoài.
UBND Tỉnh cần đưa ra những kế hoạch kinh tế,
các chiến lược phát triển ngành Dệt may theo từng
giai đoạn, vạch rõ mục tiêu và quy hoạch tổng thể
phát triển ngành trong sản xuất và xuất khẩu; Cần
tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản
xuất và các ngành phụ trợ; Tích cực huy động vốn từ
các nguồn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng
các khu công nghiệp dệt may. Tỉnh cần quy hoạch để
xây dựng các khu công nghiệp này trở thành trung
tâm dệt may lớn của cả nước và mang tầm khu vực.
Ba là, các DN dệt may của Tỉnh cần chủ động, tích
cực hội nhập vào thị trường quốc tế.
Hiện nay, các DN dệt may của Tỉnh mới chỉ xuất
khẩu sangmột số thị trường nhất định. Đây làmột bất
cập lớn nếu các thị trường này có những biến động
lớn. Các DN dệt may cần tăng cường xây dựng nhà
xưởng, mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến, nhằm
nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm,
tạo điều kiện để chính các DN di chuyển lên cao hơn
trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng. Để phát triển
theo chiều sâu, các DN cần tăng cường máy móc thiết
bị hiện đại, nâng cao chất lượng các sản phẩm cao
cấp; Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Dệt may Việt
Nam nghiên cứu thời trang và mẫu mốt, sản xuất
đáp ứng yêu cầu thị hiếu trong nước và hướng mạnh
cho xuất khẩu, phấn đấu tạo dựng một thương hiệu
hàng dệt may mang tầm quốc gia.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Thu Hương, Một số giải pháp vi mô nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Bắc Á, số 5/2005;
2. Hà Văn Hội (2012), Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam, Tạp
chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 28, Tr. 49-59.
3. Sở Công Thương tỉnh Nam Định (2016), Báo cáo kết quả hoạt động của các
DN trên địa bàn tỉnh Nam Định;
4. Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
(BSC) (2016), Báo cáo phân tích DN Tập đoàn dệt may Việt Nam.
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90,91,92,93,94,95,96,97,98,99,...116
Powered by FlippingBook