TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 80

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
81
giữa các lớp, các lớp được đè lên nhau thông
qua công nghệ in 3D (là công nghệ chủ yếu của
sản xuất bồi đắp hiện nay).
Công nghệ sản xuất bồi đắp được thực hiện
thông qua một máy in (hiện nay là các máy in 3D),
kết hợp với các nguyên liệu đầu vào để tạo ra các
vật phẩm theo yêu cầu của người sản xuất. Công
nghệ sản xuất bồi đắp phổ biến nhất tại thời điểm
này là công nghệ in 3D, chủ yếu được sử dụng để
sản xuất các linh kiện đơn lẻ. Công nghệ sản xuất
bồi đắp hiện nay đã có mặt trên thế giới bao gồm
các phiên bản công nghệ như SLA, FDM, MJM,
3DP, SLS. Với nền công nghiệp 4.0, sản xuất bồi đắp
sẽ được sử dụng rộng rãi để sản xuất từng phần
nhỏ của những sản phẩm đặc chế mang đến những
thuận lợi về cấu trúc.
Thứ chín,
công nghệ tương tác thực tế: Hệ thống
công nghệ tương tác thực tế đang được hoàn thiện,
nhưng trong tương lai, các công ty sẽ sử dụng công
nghệ tương tác thực tế một cách phổ biến để cung
cấp cho người lao động các thông tin thời gian thực,
góp phần cải thiện việc ra quyết định và thủ tục
làm việc.
Thứ mười
, công nghệ trí tuệ thông minh nhân
tạo: Đây là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy
tính, là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với
mục tiêu giúp máy tính có thể thực hiện tự động
hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ
nhân tạo khác với việc lập trình logic là bởi việc
ứng dụng các hệ thống học máy để mô phỏng trí
tuệ của con người trong các xử lý mà con người
làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp
máy tính có được những trí tuệ của con người như:
biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết
giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và
tự thích nghi.
Yêu cầu đặt ra đối với
hệ thống giáo dục Việt Nam
Những bước nhảy vọt của CMCN 4.0 đặt ra
nhiều thách thức và phát sinh thêm rất nhiều
ngành nghề mới trên thị trường lao động. Sự
thay đổi này đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho
người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng
mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức
và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo
dục truyền thống không thể đáp ứng. Để có thể
tận dụng hiệu quả các cơ hội, vượt qua những
thách thức từ cuộc CMCN 4.0, thời gian tới, hệ
thống giáo dục đại học nước ta cần tập trung vào
một số vấn đề trọng tâm sau:
Một là,
cần tiếp tục gia cố những yếu tố nền
móng, đổi mới tư duy về phát triển giáo dục trong
tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia. Mục
tiêu là đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, cụ thể
là chuyển từ biệt lập, tự phát về số lượng sang
chất lượng, có kết nối giữa đào tạo và sử dụng lao
động, từ cách đào tạo làm cho người học thụ động
sang chủ động sáng tạo, không ngại đương đầu
với khó khăn, thách thức.
Hai là,
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hành
lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi phát triển
nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị
trường nguồn nhân lực chất lượng cao; thị trường
sản phẩm khoa học công nghệ phải phản ánh đầy
đủ quan hệ cung - cầu, qua đó, làm căn cứ hoạch
định chiến lược và chính sách. Bên cạnh đó, cần
có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các
vườn ươm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong
các trường đại học đào tạo về công nghệ; Gắn
kết chặt chẽ giữa các vườn ươm khởi nghiệp với
trường đại học và DN...
Ba là,
các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường
liên kết với các DN, các trường đại học quốc tế để
xây dựng các phòng thí nghiệm theo hình thức hợp
tác công – tư; Xây dựng mô hình giáo dục 4.0 theo
kịp với xu hướng công nghệ hiện đại trong nền
kinh tế 4.0.
Bốn là,
các trường đại học cần tập trung xây
dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu, thu hút
cán bộ giỏi, các chuyên gia trong và ngoài nước hợp
tác với nhà trường. Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo,
nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, trong đó xây dựng đội ngũ giáo viên là khâu
then chốt…
Năm là,
các chương trình đào tạo về lĩnh vực
thương mại cần cập nhật kiến thức chuyên môn
nhanh hơn nữa, phù hợp với xu hướng CMCN
4.0, mà cụ thể là 10 ứng dụng cơ bản của cuộc cách
mạng này.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS., TS. Nguyễn Cúc (2017), Tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với cơ sở
giáo dục đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam - Học viện
Chính trị khu vực I;
2. ThS. Chung Thị Vân Anh (2017), CMCN 4.0 với giáo dục đại học nói chung
và Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng;
3. GS. Phan Văn Trường, Cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc
tế, ngành Giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng 4.0 ra sao? Báo điện tử
baoquocte.vn, ngày 14/4/2017;
4. TS. Nguyễn Chí Trường (2018), Cuộc CMCN 4.0: Cơ hội, thách thức và giải
pháp hai tốc độ cho giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
(Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
1...,70,71,72,73,74,75,76,77,78,79 81,82,83,84,85,86,87,88,89,90,...116
Powered by FlippingBook