So ky 2 thang 5 - page 18

16
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
đối với lĩnh vực KH&CN, đảm bảo sử dụng có hiệu
quả nguồn lực NSNN cho KH&CN. Có thể cân
nhắc đến việc không cân đối chi KH&CN theo t
lệ chi NSNN, mà cân đối theo dự toán, gắn với nhu
cầu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm, có thể ở mức hơn
2% tổng chi NSNN, khắc phục tình trạng phân bổ
không căn cứ vào sự cần thiết, tính ưu tiên và khả
năng thực hiện của các cơ sở KH&CN. Cùng với
việc sửa đổi, bổ sung Luật NSNN, nghiên cứu áp
dụng cơ chế phân bổ ngân sách trên cơ sở thực hiện
kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu
trung hạn trong lĩnh vực KH&CN.
Ba là,
đẩy mạnh việc nghiên cứu các sản phẩm
KH&CN gắn với kết quả đầu ra, đáp ứng nhu cầu
của xã hội và thu hút được nguồn vốn đầu tư, thương
mại hóa kết quả nghiên cứu từ DN. Thay đổi việc
xây dựng nhiệm vụ dựa trên yêu cầu của các tổ chức
KH&CN bằng việc xuất phát từ yêu cầu của xã hội,
yêu cầu của thị trường và gắn với địa chỉ sử dụng.
Bốn là,
tăng cường phân cấp, nâng cao vai trò,
trách nhiệm, tính tự chủ của các bộ quản lý ngành,
lĩnh vực, địa phương trong quản lý, sử dụng kinh
phí KH&CN. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục lập dự
toán, nghiệm thu, thanh quyết toán và giải ngân cho
các đề tài, các dự án.
Năm là,
nâng cao tính công khai, minh bạch,
dân chủ trong quản lý tài chính đối với các đơn vị
sự nghiệp KH&CN, tăng cường kiểm tra, giám sát
đối với kết quả nghiên cứu KH&CN. Hình thành hệ
thống chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành và chất
lượng thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị
KH&CN gắn với việc sử dụng kinh phí NSNN trên
cơ sở gắn với các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập.
Sáu là,
tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển
nguồn nhân lực KH&CN; Xây dựng và hoàn thiện
chính sách đầu tư cải thiện điều kiện làm việc điều
kiện nghiên cứu đầy đủ hơn, đãi ngộ xứng đáng về
vật chất, tinh thần, lương, thu nhập, khen thưởng
đối với cán bộ KH&CN.
Tài liệu tham khảo:
1. Thông tư 15/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thành lập, tổ
chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN của DN;
2. Bộ KH&CN (2013), Thông tư liên tịch số 19/2013/TT-BKHCN ngày
15/8/2013 về hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN
và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
3. Hồ Thị Hải Yến, Đầu tư tài chính từ NSNN cho KH&CN trong các trường đại
học ở nước ta: Thực trạng và khuyến nghị; Tạp chí Kinh tế và phát triển;
4. Pham Duy Hien, A Comparative Study of Research Capacities of East Asian
Countries and Implication for Vietnam, Higher Education, Springer, Feb. 2010;
5. Kumar, M.J., Evaluating Scientits: Citations, Impact Factor, h-Index, Online
Hits and What Else?, IETI Technical Review, 26(3), 165-168, 2009.
tính hành chính. Thời gian dành cho nghiên cứu bị
giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kết
quả của các đề án, dự án nghiên cứu.
Giải pháp tài chính
cho hoạt động khoa học và công nghệ
Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội
nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế đã khẳng định phát triển và ứng dụng
KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã
hội. Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020,
KH&CN Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm
các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một
số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới; tiềm lực
KH&CN đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để có thể thực hiện hiệu quả các định hướng và
mục tiêu đề ra, đòi hỏi cần phải xây dựng và thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, cụ thể như:
Một là,
hoàn thiện chính sách khuyến khích tài
chính của Nhà nước đối với sự phát triển KH&CN
(chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách ưu đãi thuế;
khấu hao...); khuyến khích việc huy động các nguồn
lực trong xã hội cho việc phát triển KH&CN. Bên
cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ các DN phát triển KH&CN
theo hướng Nhà nước và DN cùng đầu tư thông
qua mô hình hợp tác công - tư, sử dụng hiệu quả
Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ đổi mới công
nghệ quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN tại DN. Hình
thành các cơ chế phù hợp để có sự gắn kết tương hỗ
giữa các loại hình quỹ KH&CN. Ngoài ra, cần tập
trung thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các cơ sở
KH&CN với địa phương, DN, cá nhân trong việc
thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc cung cấp
dịch vụ KH&CN giữa các tổ chức thuộc thành phần
kinh tế khác nhau, bao gồm cả việc tiếp cận nguồn
kinh phí dành cho phát triển KH&CN từ NSNN...
Hai là,
thực hiện đổi mới đồng bộ cơ chế tài chính
Quy mô chi cho khoa học và công nghệ ở Việt
Nam mới chỉ đạt mức 1,2% GDP, bằng khoảng
1/3 so với các nước tiên tiến. Phần lớn kinh phí
cho các hoạt động khoa học và công nghệ vẫn
do Nhà nước tài trợ, nguồn tài trợ cho khoa học
và công nghệ từ khu vực doanh nghiệp mới chỉ
chiếm 0,3%GDP.
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...110
Powered by FlippingBook