So ky 2 thang 5 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
15
KH&CN của Trung ương, các bộ, ngành cũng như
của DN còn nhỏ.
Về tổng thể, quy mô chi cho KH&CN ở Việt Nam
mới chỉ đạt mức 1,2%GDP, tức là chỉ bằng khoảng 1/3
so với các nước tiên tiến. Thêm vào đó, phần lớn kinh
phí cho các hoạt động KH&CN vẫn do Nhà nước tài
trợ, nguồn tài trợ cho KH&CN từ khu vực DN mới
chỉ chiếm 0,3% GDP. Điều này cho thấy, các DN hiện
nay vẫn còn rụt rè trong hoạt động KH&CN.
Thứ hai,
mặc dù Nhà nước đã đưa ra nhiều chính
sách nhằm khuyến khích, tăng cường huy động các
nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động KH&CN
nhưng việc tăng cường hiệu quả trong việc phân bổ
các nguồn lực tài chính hiện hành cho các hoạt động
KH&CN lại chưa được chú trọng và còn nhiều bất
cập. Các cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN
mới chỉ chú trọng lượng mà chưa chú trọng tới chất
của việc phân bổ nguồn lực tài chính. Đa phần nguồn
lực tài chính vẫn tập trung vào các viện nghiên cứu
và các tổ chức nghiên cứu thuộc các Bộ/ngành chủ
quản, chưa thực sự sát với thực tiễn của nền kinh tế.
Thứ ba,
các quy định về quản lý tài chính đối
với hoạt động nghiên cứu khoa học được thiết kế
với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm soát các
khoản chi tiêu cho KH&CN. Chính vì vậy, các
khoản chi thường được chia nhỏ thành các hạng
mục rất chi tiết, có định mức chi cụ thể, rõ ràng.
Tuy nhiên, các định mức chi quá cụ thể và chậm
thay đổi, nên dễ lạc hậu sau một thời gian áp
dụng, bởi những thay đổi về mức sống của người
dân, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và
đặc biệt là do lạm phát cao.
Thứ tư,
phân bổ kinh phí cho hoạt động KH&CN
là phân bổ đều cho các tỉnh, thành phố và các bộ,
ngành dựa trên số kinh phí giao năm trước mà
không dựa vào những căn cứ, tiêu chí cụ thể, rõ
ràng. Nhiều địa phương, tiềm lực KH&CN yếu,
đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao thiếu và yếu
nhưng vẫn được giao kinh phí khá lớn dẫn đến việc
sử dụng không hết hoặc đầu tư cho các hạng mục
công trình khác của địa phương. Trong khi đó, các
bộ, ngành có tiềm lực KH&CN mạnh, đội ngũ cán
bộ khoa học trình độ cao rất đông đảo thì nguồn lực
được bố trí lại không phù hợp với nhu cầu nghiên
cứu. Tình trạng này dẫn đến lãng phí nguồn kinh
phí, hiệu quả hoạt động KH&CN thấp, không tương
thích với nguồn kinh phí đầu tư.
Thứ năm,
từ nhiều năm nay, cơ chế giám sát sử
dụng kinh phí đối với các nhiệm vụ KH&CN rất lạc
hậu, chậm được đổi mới. Các thủ tục thanh, quyết
toán đề tài, nhiệm vụ KH&CN rườm rà, mang nặng
mỗi năm. Tổng chi NSNN cho KH&CN tăng gần
gấp đôi trong giai đoạn 5 năm 2006-2010 và tiếp tục
tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2011-2016. Tổng
chi NSNN cho KH&CN của Việt Nam những năm
gần đây ở quanh mức 1,2% GDP. Đây là mức không
thấp so với mức chi ngân sách chính phủ các nước
cho KH&CN.
Tiếp theo đó, đến giai đoạn 2011-2020, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định 1244/ QĐ-TTg ngày
25/7/2011 về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011-2015 và Quyết định
418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 về Chiến lược phát triển
KH&CN giai đoạn 2011-2020. Theo đó, định hướng
đổi mới được xác định cụ thể là: Phấn đấu tăng tổng
đầu tư xã hội cho KH&CN đạt 1,5% GDP vào năm
2015 và trên 2% vào năm 2020; Huy động các nguồn
vốn ngoài NSNN cho hoạt động này (sửa Luật Thuế
Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), DN được trích tối
đa 10% thu nhập tính thuế thu nhập DN để thành lập
Quỹ KH&CN của DN hoặc đưa vào Quỹ Phát triển
KH&CN của địa phương). Đồng thời, xây dựng cơ
chế để khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải,
phân tán nguồn NSNN đầu tư cho KH&CN, nâng
cao trách nhiệm và hiệu quả đầu tư; Xây dựng quy
định về nguyên tắc, tiêu chí và quy trình phân bổ
kinh phí ngân sách đầu tư cho KH&CN; Xây dựng
cơ chế có thể điều tiết ngân sách KH&CN đã phân
bổ phù hợp với nhu cầu, năng lực và tình hình thực
tế sử dụng ngân sách; Đổi mới quy trình, thủ tục lập
kế hoạch ngân sách KH&CN hàng năm; Xây dựng lộ
trình tăng dần t trọng vốn ngân sách sự nghiệp khoa
học thông qua các quỹ như Quỹ phát triển KH&CN
Quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
Để thúc đẩy đầu tư cho KH&CN, trong những
năm qua, nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính
đã được ban hành và tổ chức thực hiện như các chính
sách ưu đãi về thuế TNDN, về thuế giá trị gia tăng
(GTGT) và về thuế nhập khẩu. Đầu tư vào KH&CN
là lĩnh vực được ưu đãi về thuế cao nhất trong hệ
thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam.
Tuy nhiên, dù cơ chế tài chính đối với KH&CN
đã được đổi mới trên nhiều mặt và đạt được các kết
quả tích cực, song quá trình thực hiện cũng đã bộc
lộ một số bất cập cần phải tiếp tục hoàn thiện, bổ
sung cụ thể:
Thứ nhất,
dù đã ban hành nhiều chính sách
đúng đắn về chủ trương nhưng các kết quả đạt
được cho đến nay vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp
ứng được những yêu cầu đặt ra. Số lượng các tổ
chức KH&CN thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự
chủ cũng như số lượng các DN KH&CN thành lập
mới còn chưa nhiều. Quy mô các quỹ phát triển
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...110
Powered by FlippingBook