So ky 2 thang 6 - page 96

94
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
gia dụng là 50%... Như vậy, bên cạnh một bộ phận
người dân có khuynh hướng tiêu dùng hàng ngoại
thì số người ủng hộ tiêu dùng hàng nội cũng đã
tăng lên đáng kể.
Xuất phát từ thực tế trên, việc phân tích ảnh hưởng
của tính vị chủng tới hành vi của người tiêu dùng tại
các siêu thị ở TP. Thái Nguyên là cần thiết. Bởi thông
qua đánh giá mối quan hệ giữa tính vị chủng với sự lựa
chọn hàng nội và hàng ngoại của người tiêu dùng, sẽ
giúp các DN, các siêu thị và các cơ quan quản lý kinh tế
hoạch định chính sách tiêu dùng sao cho phù hợp với
nhu cầu và mong muốn của người dân.
Cơ sở lý thuyết
Tính vị chủng là khái niệm xã hội học được đề cập
lần đâu tiên cách đây khoảngmột thế kỷ. Sumner (1906)
định nghĩa: “Tính vị chủng là cách nhìn các sự vật của
một người, mà cộng đồng của họ được cho trung tâm,
mẫu mực, thước đo cho tất cả sự vật chung quanh...
mỗi cộng đồng đều nuôi dưỡng niềm tự hào, tự tôn,
tán dương những thành viên của mình và xem thường
người ngoài cộng đồng đó”. Như vậy, tính vị chủng là
khái niệm chỉ sự tự quan niệm, tự đánh giá của cá nhân
cho rằng chủng tộc, cộng đồng mà mình là thành viên
có phẩm chất cao hơn các chủng tộc, cộng đồng khác.
Khái niệm này là phổ biến trong xã hội và biểu hiện
trong cả lĩnh vực kinh tế.
Đề xuất vềmô hình và giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu
trong nước cũng như trên thế giới, mô hình nghiên cứu
bài viết đề xuất tại Hình 1. Trong đó:
H1: Yếu tố tuổi có ảnh hưởng tới tính vị chủng
của người tiêu dùng; H2: Yếu tố giới tính có ảnh
hưởng tới tính vị chủng của người tiêu dùng; H3:
S
au 5 năm phát động Chương trình ‘‘Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’,
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp (DN)sản xuất trong nước đã có nhiều chuyển
biến. Điển hình là tỷ lệ hàng Việt Nam đã tăng lên
trong các hệ thống siêu thị, qua khảo sát cho thấy,
63% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên mua hàng
Việt, 55% người tiêu dùng khuyên người thân mua
hàng Việt. Trong đó, những nhóm hàng hóa sản xuất
trong nước đã được người tiêu dùng Việt Nam ưa
chuộng hơn so với những năm trước đây như: Sản
phẩm dệt may, giày dép có tới 80% người tiêu dùng
ưa thích; Thực phẩm, rau quả là 58%; Sản phẩm đồ
TÁC DỤNG CỦA TÍNHVỊ CHỦNG
TỚI HÀNHVI NGƯỜI TIÊUDÙNGTẠI TP. THÁI NGUYÊN
NGÔ SĨ HIỂN, NÔNG THỊ MINH NGỌC, TRẦN THU NGA
- Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Khi đưa ra bất kỳ một quyết địnhmua sắmnào, người tiêu dùng có quyền được tự do tham khảo, chọn lựa
sản phẩm để mua và sử dụng theo đúng nhu cầu, mục đích và thị hiếu của mình. Một trong những yếu tố
tác động tới người tiêu dùng trong việc lựa chọnmua sắm đó là tính vị chủng trong mỗi cá nhân, một người
được coi là người tiêu dùng vị chủng sẽ đánh giá sản phẩm của một quốc gia, dân tộc mà họ lựa chọn cao
hơn sản phẩm từmột quốc gia, dân tộc khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của tính vị chủng tới hành vi người tiêu
dùng tại TP. Thái Nguyên giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn hiểu biết thêm về đặc điểmhành vi mua
sắm của người tiêu dùng, có thể xác định những chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp với thị trường.
Từ khóa: Người tiêu dùng, tính vị chủng, hành vi người tiêu dùng, siêu thị
When making any purchase decision,
consumers have the right to freely consult
and select products to buy and use by their
needs, purposes and tastes. One of the factors
affecting consumers in their buying decision
is ethnocentrism, a person is considered
as an ethnocentric consumer when they
appreciate products from certain nations
rather than products from other nations.
Therefore, to study the effect of ethnocentrism
on consumer behavior in Thai Nguyen will
help local businesses better understand the
characteristics of consumers behaviors so
that they can identify appropriate business
strategies for the market.
Keywords: Consumers, ethnocentrism, consumer
behavior, supermarket
1...,86,87,88,89,90,91,92,93,94,95 97,98,99,100,101,102,103,104,105,106,...120
Powered by FlippingBook