TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 4

6
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
điều tiết và vai trò của cơ quan quản lý tài sản công
hạn chế nên còn tình trạng nơi thừa nơi thiếu, sử
dụng tài sản công sai công năng, sai mục đích gây
lãng phí; chưa tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý về
tài sản công và cung cấp dịch vụ công trong quản
lý, sử dụng tài sản công.
Ba là,
việc quản lý một số loại tài sản công trong
một số lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức,
chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt
là tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công, tài sản
kết cấu hạ tầng.
Bốn là,
các cơ quan quản lý chưa nắm được tổng
thể tài sản công, công tác hạch toán chưa đầy đủ,
thống nhất, chưa gắn quản lý về giá trị với quản
lý về hiện vật.
Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ việc
tài sản công có phạm vi rất rộng; công tác quản lý
còn bị buông lỏng; hệ thống pháp luật chưa theo
kịp với yêu cầu quản lý. Bên cạnh đó, ý thức trách
nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, cơ quan, đơn vị
trong quản lý, sử dụng tài sản công chưa cao; công
nghệ quản lý còn lạc hậu; tổ chức bộ máy và nhân
lực quản lý còn thiếu, chưa đồng bộ; chế tài xử lý
các vi phạm còn thiếu và thực hiện chưa nghiêm.
Yêu cầu từ thực tiễn
Để phát huy những kết quả đã đạt được, đồng
thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản
lý, sử dụng tài sản công, việc ban hành quy định
mới thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước hiện hành là hết sức cần thiết. Thực hiện Nghị
quyết số 89/2015/QH13 của Quốc hội về điều chỉnh
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ
Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Bộ Tài chính đã
thành lập Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), tiến hành các hoạt
động xây dựng dự án Luật và xin ý kiến đóng góp
bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương.
Ngày 15/9/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh
Tiến Dũng đã thay mặt Chính phủ báo cáo trước
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về dự án
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).
Về tên gọi của Luật, để phù hợp với Hiến pháp
2013 và các văn bản luật mới được ban hành (Bộ
luật Dân sự năm 2015 không còn quy định về hình
thức sở hữu nhà nước), Chính phủ trình Quốc hội
cho đổi tên dự án Luật là “Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công”.
Dự thảo Luật có bố cục 10 Chương với 137
Điều, gồm các nội dung cơ bản: Nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan nhà nước đối với tài sản công;
hơn thời điểm kiểm kê khoảng 12-18 tháng và chi
phí kiểm kê khá tốn kém. Nhằm thu thập đầy đủ
số liệu về TSNN, năm 2009, Bộ Tài chính đã xây
dựng Cơ sở dữ liệu về TSNN.
Đến nay, Cơ sở dữ liệu về TSNN đã tổng hợp
được số liệu của 88.857 đơn vị, chiếm 99% tổng số
đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSNN. Tổng giá
trị nguyên giá của TSNN được thống kê mới nhất
là 1.646.448,95 tỷ đồng. Trong đó, tài sản là đất gồm
692.372,26 tỷ đồng, tài sản là nhà gồm 240.641,96
tỷ đồng, tài sản là ô tô gồm 20.623,27 tỷ đồng, tài
sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/
đơn vị tài sản vào khoảng 45.911,83 tỷ đồng; tài sản
khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng là 6.257 tỷ
đồng; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
là 616.067,63 tỷ đồng; công trình nước sạch nông
thôn tập trung là 24.575 tỷ đồng. Giá trị còn lại của
số tài sản này hiện nay là 1.464.531 tỷ đồng…
Tuy vậy, quá trình triển khai Luật Quản lý, sử
dụng TSNN và công tác quản lý tài sản công cũng
đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế:
Một là,
cơ chế quản lý tài sản công còn phân tán,
được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, chưa có
luật chung để quy định những nguyên tắc thống
nhất trong quản lý tài sản công. Luật Quản lý, sử
dụng TSNN hiện hành mới điều chỉnh đối với một
bộ phận tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị
vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp; chưa bao quát được các
loại tài sản công cần quản lý.
Điều này dẫn tới sự thiếu thống nhất trong quản
lý, sử dụng, khai thác tài sản. Một số loại TSNN
đang được quản lý theo luật chuyên ngành. Một số
loại tài sản công chưa có luật điều chỉnh (như tài
sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn
nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà
nước…). Vì vậy, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý,
sử dụng tài sản công còn hạn chế.
Hai là,
quy trình đầu tư, mua sắm, xử lý tài sản
công bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng
làm, còn nặng về hành chính, bao cấp, tính chuyên
nghiệp thấp; hiệu quả quản lý chưa cao; khả năng
Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước đã tổng hợp
được số liệu của 88.857 đơn vị, chiếm 99%
tổng số đơn vị được giao quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước. Tổng giá trị nguyên giá của
tài sản nhà nước được thống kê mới nhất là
1.646.448,95 tỷ đồng.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...74
Powered by FlippingBook