TCTC ky 1 thang 12 - page 71

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
73
cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, mà bao gồm cả
nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ
người tiêu dùng. Tài chính toàn diện đặc biệt chú trọng
đến nhóm cá nhân và tổ chức chưa được tiếp cận dịch
vụ tài chính - ngân hàng, người dân có thu nhập thấp,
người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp vi
mô (DNVM). Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ số
đang ngày càng được chú trọng, tài chính toàn diện sẽ
có cơ hội phát triển khi mà các tổ chức tín dụng có thể
phát triển các kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng điện
tử, xóa nhòa các rào cản về không gian và thời gian, cho
phép cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, tạo
điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng sâu,
vùng xa có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi
nơi, giúp họ cải thiện đời sống...
Thời gian gần đây, nhận thấy tài chính toàn diện
là một trong các yếu tố giúp hỗ trợ giảm nghèo, phát
triển kinh tế toàn diện và bền vững, các quốc gia
và tổ chức quốc tế lớn đều coi tài chính toàn diện
là trọng tâm ưu tiên. Cụ thể, Liên Hợp Quốc thông
qua Quỹ Đầu tư Phát triển Liên hợp quốc đã tập
trung triển khai một loạt chương trình và sáng kiến
như: Chương trình Xây dựng mô hình chuyển đổi tài
chính toàn diện nhằm hỗ trợ các nước trong khu vực
ASEAN giải quyết khó khăn trong việc tiếp cận và sử
dụng dịch vụ tài chính, đặc biệt hướng tới đối tượng
là phụ nữ và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hay Chương
trình Tăng cường tiếp cận tài chính (MAP) nhằm hỗ
trợ cá nhân và các DNNVV và DNVM, mở rộng tiếp
cận dịch vụ tài chính thông qua các hoạt động đối
thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng
lộ trình/kế hoạch hành động về tài chính toàn diện
của mỗi quốc gia. MAP hiện là kênh đối thoại, hợp
Xu hướng tài chính toàn diện trên thế giới hiện nay
Chưa bao giờ vấn đề nâng cao khả năng tiếp cận
dịch vụ tài chính hay hiểu một cách đơn giản hơn là
tài chính toàn diện lại được đề cập đến nhiều như hiện
nay. Tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch
vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết
kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù
hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người
dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc
Phát triểntài chínhtoàndiện
trongbối cảnhhiệnnay
ThS. Phạm Thị Ánh Phượng
- Ngân hàng Nhà nước
*
Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền
vững. Tài chính toàn diện cũng là chủ đề được ưu tiên thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính
APEC 2017 và các hội nghị liên quan vừa được tổ chức tại Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã và
đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện như phát triển
tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng
của người dân…qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển, đóng góp nhiều hơn cho giảm
nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững.
Từ khóa: Tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, bảo hiểm vi mô, APEC
Comprehensive finance is considered as an
important factor of sustainable economic
growthandpovertyalleviation.Comprehensive
finance is also the topic of priority in the
24th APEC’s Financial Ministers Meeting
(FMM) and other related conferences in
Vietnam. In the past time, Vietnam has been
conducting different policies and actions for
comprehensive finance such as development
of microfinance, non-currency payments,
improving civilian loans accessibility, etc.
thereby, improving the performance of
comprehensive finance for poverty alleviation
and sustainable development.
Keywords: Comprehensive finance, financial services,
microinsurance, APEC
Ngày nhận bài: 02/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/11/2017
Ngày duyệt đăng: 28/11/2017
*Email:
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...114
Powered by FlippingBook