TCTC ky 1 thang 12 - page 64

66
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Theo Barro (1990),
việc tăng chi tiêu chính phủ hay thuế chỉ thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế khi tác động tích cực của việc
tăng chi tiêu lớn hơn tác động tiêu cực của việc tăng
thuế. Devarajan, Swaroop và Zou (1996) đã dựa trên
mô hình của Barro (1990) và một số kết quả nghiên
cứu thực nghiệm khác để xây dựng mô hình nghiên
cứu vai trò của các thành phần chi tiêu nào là không
hiệu quả và sự chuyển dịch giữa các thành phần
chi tiêu có tác động như thế nào đối với tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế.
Trongnghiên cứu củamình, Kormendi vàMeguire
(1985) lại chỉ ra rằng, chi tiêu dùng chính phủ không
có tác động đến tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu của
Barro (1990) đã cho thấy, chi tiêu dùng chính phủ
trên GDP có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.
Tiếp đó, Levine và Renelt (1992), Easterly và Rebelo
(1993), Levine và Zervos (1993) đã chỉ ra rằng, chi
tiêu công không có tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Mesghena Yasin
(2003), chi tiêu chính phủ, độ mở thương mại và
chi tiêu đầu tư tư nhân, tất cả đều có tác động tích
cực và đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ phát
triển nước ngoài và tốc độ tăng trưởng dân số là
không có ý nghĩa về mặt thống kê. Alexiou (2009)
đã cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ, chỉ ra
rằng chi tiêu của chính phủ, sự hình thành vốn,
hỗ trợ phát triển, đầu tư tư nhân và độ mở thương
mại, đều có tác động tích cực và đáng kể về tăng
trưởng kinh tế.
Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Hàm sản xuất tân cổ điển được sử dụng làm cơ
sở cho mô hình nghiên cứu thực nghiệm của nghiên
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
Tính đến những năm 1970, các nhà kinh tế theo
trường phái Keynes vẫn cho rằng, chi tiêu chính
phủ - đặc biệt là các khoản chi tiêu thông qua vay
nợ - có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm
tăng sức mua (tổng cầu) của nền kinh tế. Tuy nhiên,
lý thuyết của Keynes đã gặp thách thức lớn khi nền
kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trong những năm
1970 và khi có sự bùng nổ kinh tế nhờ cắt giảm thuế
kết hợp với thắt chặt chi tiêu trong những năm 1980.
Ngược với quan điểm của trường phái Keynes,
trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nhà kinh tế tin rằng,
việc cắt giảm thâm hụt ngân sách là một vấn đề quan
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG
ĐẾNTĂNGTRƯỞNG KINHTẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN
PGS., TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG, ThS. TỐNG THỊ LỘC
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh *
Để đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN, nghiên cứu
đã sử dụng hai phương pháp ước lượng FEM và REM dựa trên dữ liệu được thu thập từ 6 quốc gia
ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào và Campuchia) trong giai đoạn 1989 - 2013
từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, đồng thời thực hiện một
số kiểm định cần thiết để chọn ra phương pháp ước lượng tốt nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
chi tiêu công không gây ảnh hưởng, chỉ có đầu tư tư nhân mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: Tác động, chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế, ASEAN
To evaluate the impacts of public indicators
on economic growth of ASEAN countries,
the study has used two methods of FEM
and REM based on the collected data for
6 ASEAN countries (Vietnam, Thailand,
Malaysia, Indonesia, Laos and Cambodia) for
the period of 1989-2013) from the database
of the World Bank and ADB, the author
also conducts needed tests to select the most
suitable methods. The research results show
that public spendings do not affect economic
growth but private investments do.
Keywords: Impacts, public spendings, economic growth, ASEAN
Ngày nhận bài: 9/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 28/11/2017
Ngày duyệt đăng: 30/11/2017
*Email:
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...114
Powered by FlippingBook