TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
71
tỷ giá VND/USD, tăng trưởng GDP tương đối ngắn,
tối đa là 12 tháng. Ví dụ như câu hỏi: Kỳ vọng CPI
của quý đơn vị tháng tới so với tháng hiện tại; kỳ
vọng CPI tại tháng cuối quý hiện tại so với cuối năm
trước; kỳ vọng CPI tháng 12/2017 so với tháng 12
năm trước. Các câu hỏi về kỳ vọng đối với các biến
số kinh tế vĩ mô khác cũng được hỏi theo cấu trúc
kỳ hạn tương tự. Kết quả điều tra kỳ vọng lạm phát
mỗi tháng được tính bằng trung bình cộng các giá
trị kỳ vọng được thu thập từ các tổ chức tín dụng.
Đánh giá kết quả đo lường
kỳ vọng lạm phát và đề xuất
Đánh giá chất lượng của chuỗi kỳ vọng lạm phát
là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho công tác đo lường
kỳ vọng lạm phát. Với bộ dữ liệu thu được sau gần
5 năm tiến hành điều tra, việc đánh giá chất lượng
chuỗi kỳ vọng lạm phát theo năm (kỳ vọng lạm phát
cho năm sau tại thời điểm cuối năm trước) bằng
phương pháp kiểm định thống kê là không thể thực
hiện được do số lượng quan sát quá ít. Tuy nhiên,
hoàn toàn có thể kiểm định chuỗi kỳ vọng lạm phát
theo tháng (kỳ vọng lạm phát cho tháng sau tại thời
điểm cuối tháng trước).
Cách đơn giản nhất để đánh giá kỳ vọng lạm
phát tốt đến mức nào là so sánh giá trị kỳ vọng lạm
phát tại mỗi tháng cụ thể với giá trị thực tế của nó
và so sánh chuỗi kỳ vọng lạm phát của Việt Nam
với các nước khác trong cùng một giai đoạn. Nghiên
cứu này so sánh chuỗi kỳ vọng lạm phát tháng (CPI
- mom) của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn
từ tháng 1/2014 đến tháng 11/2017.
Bảng 1. Sai số đo lường kỳ vọng lạm phát - CPI (Tháng)
(Từ tháng 1/2014 đến tháng 11/2017)
Nước
Việt Nam
Thổ Nhĩ Kỳ
RMSE (sai số trung bình)
0,32% 0,56%
MAE (sai số trung bình tuyệt đối)
0,25% 0,4%
Độ lệch chuẩn CPI thực tế
0,308% 0,709%
Độ lệch chuẩn CPI kỳ vọng
0,162% 0,315%
Trong trường hợp Việt Nam, CPI kỳ vọng (theo
tháng) có xu hướng biến động khá tương đồng với
CPI thực tế nhưng mức độ biến động của CPI kỳ
vọng thấp hơn (Hình 1), hay nói cách khác, đường
CPI kỳ vọng “trơn” hơn đường CPI thực tế. Khi so
sánh chuỗi CPI kỳ vọng và CPI thực tế (tháng) của
Thổ Nhĩ Kỳ (Hình 2) cũng có hiện tượng tương tự.
Điều này giải thích bởi CPI hàng tháng thường biến
động rất nhanh và khó lường, đặc biệt trong bối
cảnh Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ là 2 quốc gia đến
nay giá một số mặt hàng thiết yếu vẫn được kiểm
soát mà thời điểm điều chỉnh và mức độ điều chỉnh
không phải khi nào thị trường cũng có thể nắm bắt
một cách chính xác. Về mặt dữ liệu, đường CPI kỳ
vọng “trơn” hơn đường CPI thực tế trong cả trường
hợp của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ còn thể hiện qua
độ lệch chuẩn của chuỗi CPI thực tế lớn hơn độ lệch
chuẩn của chuỗi CPI kỳ vọng (Bảng 1).
Nhìn vào chuỗi kỳ vọng lạm phát của Việt
Nam, dễ nhận thấy CPI kỳ vọng (tháng) cao hơn
CPI thực tế trong nhiều tháng của năm 2014. Tuy
nhiên, trường hợp này diễn ra khá phổ biến, nhất
là khi lạm phát quá khứ ở mức cao (2011: 18,13%,
2012: 6,81%, 2013: 6,04%) khiến thị trường tiếp tục
kỳ vọng lạm phát cao theo quán tính trong khi trên
thực tế lạm phát đã thể hiện xu hướng giảm một
cách rõ ràng (năm 2014 lạm phát của Việt Nam chỉ
còn 1,84%).
Nhìn vào dữ liệu (Bảng 1), sai số kỳ vọng đo
lường thông qua chỉ số RMSE và MAE của chuỗi
kỳ vọng lạm phát theo tháng của Việt Nam thấp
hơn Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, một trong những
phương pháp được nhiều ngân hàng trung ương
trên thế giới dùng phổ biến hiện nay khi đánh giá
độ tin cậy của chuỗi kỳ vọng lạm phát là kiểm định
xem chuỗi đó có bị chệch so với thực tế hay không.
Khái niệm không chệch ở đây được hiểu là kỳ vọng
không vượt quá giá trị thực tế hoặc nằm dưới giá
trị thực tế một cách có hệ thống. Để kiểm định
độ chệch của CPI kỳ vọng so với CPI thực tế, hai
phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay là
kiểm định Mincer - Zarnowitz (1969) và kiểm định
Holden - Peel (1990).
- Kiểm định Mincer - Zarnowitz (1969) dựa trên
cơ sở phương trình hồi quy sau:
π
t
= α + β *π
f
t|t-1
+ u
t
Trong đó:
π
t
: CPI (mom) thực tế thời điểm t
π
f
t|t-1
: CPI (mom) kỳ vọng cho thời điểm t được
TCTD xác lập tại thời điểm t-1;
Hình 2: CPI thực tế Thổ Nhĩ Kỳ và CPI kỳ vọng (% tháng)
Nguồn: Ngân hàng trung ương Thổ Nh Kỳ