TCTC ky 1 thang 12 - page 62

64
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng tạm
nhập tái xuất, hàng xuất khẩu được hoàn thuế giá
trị gia tăng, hàng nhập lậu là gia cầm và sản phẩm
gia cầm, phân bón, nguyên liệu thuốc lá, khoáng
sản; Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các
lực lượng liên quan (Ban chỉ đạo 389 địa phương,
biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường)
nhằm cung cấp, trao đổi thông tin lẫn nhau trong
thực hiện nhiệm vụ.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng
chức năng đã phát hiện và xử lý 88.564 vụ việc vi
phạm (bằng 93,71% so cùng kỳ năm 2016), thu nộp
ngân sách nhà nước từ tiền phạt, bán hàng tịch thu
và công tác, kiểm tra, truy thu thuế đạt 7.949 tỷ 667
triệu đồng (tăng 40,44% so cùng kỳ năm 2016), khởi
tố 1.189 vụ đối với 1.372 đối tượng. Riêng đối với
lực lượng hải quan, tính đên 15/9/2017, toan Ngành
đa phat hiên, băt giư, xư ly 11.429 vu viêc vi pham;
tri gia hang hoa vi phạm ươc tinh 424,3 ty đông; thu
ngân sach đat 225,7 ty đông; khơi tô 33 vu; chuyên
cơ quan khac khơi tô 49 vu...
Tuy nhiên, kết quả công tác còn chưa tương xứng
với tình hình thực tế hoạt động buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả, đang diễn ra hết sức phức
tạp. Thị trường trong nước hiện vẫn còn nhiều hàng
hóa nhập lậu bày bán, chào bán trênmạng, nhất là các
mặt hàng thuốc chữa bệnh; Thực phẩm chức năng;
thuốc bảo vệ thực vật; Hàng giả xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ, giả thương hiệu nổi tiếng; Hàng tiêu
dùng giả nhãn mác, kém chất lượng, không chứng
từ nhập khẩu… Trong xu thế Việt Nam ngày càng
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tình
hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua
biên giới dự báo còn diễn biến phức tạp và có chiều
hướng gia tăng. Đối tượng của hoạt động buôn lậu
đa dạng, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi
xảo quyệt, lực lượng tham gia tăng, phạm vi hoạt
động rộng.
Nghiên cứu thực tế cho thấy, hiện nay các đối
tượng buôn lậu tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở của cơ
chế chính sách để thực hiện các hành vi, thủ đoạn tinh
vi hơn, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, gây
khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác
phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý. Trên đường biên
giới và các cửa khẩu, lối mở các đối tượng buôn lậu
tập trung vận chuyển các mặt hàng nhạy cảm, có lợi
nhuận lớn như thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, rượu,
đồ điện tử dân dụng, vải, mỹ phẩm, dược liệu, thuốc
bảo vệ thực phẩm, thuốc thú y, động vật hoang dã
quý hiếm... Trên đường không, việc lợi dụng hành lý
mang theo để nhập lậu thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm,
thực phẩm chức năng, hàng hiệu… cũng diễn biến
phức tạp. Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép
ma túy dạng heroin, ma túy tổng hợp từ nước ngoài
vào Việt Nam cũng có chiều hướng gia tăng.
Gian lận thương mại thông qua các hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hoá tập trung lợi dụng sự
thông thoáng trong quy trình thủ tục hải quan và
các kẽ hở của chế độ chính sách. Trong đó, tình
trạng doanh nghiệp lợi dụng việc được phân vào
luồng xanh, được miễn kiểm tra để khai báo sai về
trị giá, số lượng, chất lượng hàng hoá gia tăng. Đặc
biệt, còn có tình trạng làm giả hồ sơ chứng từ, thông
đồng với đối tác nước ngoài, lập hoá đơn hạ thấp
giá trị thực để trốn thuế; Thông đồng nhập khẩu
hàng cấm, hàng kém chất lượng nhưng khi bị phát
hiện thì lấy lý do là nhầm lẫn trong việc gửi hàng có
xác nhận của người gửi để trốn tránh trách nhiệm.
Hàng tạm nhập tái xuất vẫn có nguy cơ thẩm lậu
vào thị trường nội địa chủ yếu là những mặt hàng
cấm, có thuế suất cao…
Thực tế này đỏi hỏi việc thực thi chính sách chống
buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua biên
giới thời gian tới cần hướng tới những giải pháp bền
vững. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp,
vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bởi
vì muốn chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng
giả qua biên giới hiệu quả thì phải tổ chức xây dựng
kế hoạch, phương án thực hiện mang tính khoa học,
đồng bộ bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước với quyết tâm là đẩy lùi buôn lậu, gian
lận thương mại, hàng giả qua biên giới và tạo sự
chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực này.
Quá trình thực hiện cần phải phát huy được sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần
chúng nhân dân vào công tác phòng chống buôn
lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
chống buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới
Để tạo được chuyển biến căn bản trong công
tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an
toàn cộng đồng và chống thất thu ngân sách nhà
nước, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương tiếp
tục quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ được
Tính đên 15/9/2017, ngành Hải quan đa phat
hiên, băt giư, xư ly tông sô 11.429 vu viêc vi
pham; tri gia hang hoa vi phạm ươc tinh 424,3
ty đông; thu ngân sach đat 225,7 ty đông; khơi
tô 33 vu; chuyên cơ quan khac khơi tô 49 vu...
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...114
Powered by FlippingBook