TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
67
cứu này. Mô hình nghiên cứu có dạng như sau:
Phương trình trên cho thấy, tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào tỷ lệ chi tiêu ngân sách (GI), tỷ lệ đầu
tư tư nhân (PI), thay đổi lực lượng lao động (PGR)
và độ mở của nền kinh tế (TOP).
Kỳ vọng dấu các biến trong phương trình tăng
trưởng kinh tế:
Biến
Kỳ vọng dấu
GI
-
PI
+
PGR
-
TOP
+/-
Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sẽ kiểm tra tính
dừng của dữ liệu, kế đến sẽ được hồi quy thông
qua hai phương pháp ước lượng FEM và REM. Tác
giả thực hiện kiểm định Hausman để chọn ra mô
hình phù hợp nhất; Cuối cùng, sẽ thực hiện một số
kiểm định cần thiết cho mô hình như: kiểm định
hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định
hiện tượng tự tương quan.
Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu được thu thập từ 6
quốc gia của ASEAN bao gồm: Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Lào và Campuchia trong giai
đoạn 1989 - 2013 từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng
Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á. Các quốc
gia được lựa chọn là những quốc gia có mức thu
nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình
thấp, có nhiều nét tương đồng về văn hóa.
Kết quả nghiên cứu
Giai đoạn 1989-2013, tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người của khu vực ASEAN (6 nước
kể trên) trung bình là 4,45, tỷ lệ chi tiêu của chính
phủ (% GDP) ở mức bình quân là 20,34, tỷ lệ đầu tư
tư nhân (đầu tư của nước ngoài FDI và trong nước)
trên GDP ở mức trung bình là 28,31%, tốc độ tăng
trưởng dân số hằng năm bình quân 1,67% và độ mở
thương mại (tỷ lệ xuất khẩu + nhập khẩu trên GDP)
bình quân là 106,62% (Bảng 1).
Kết quả của phương pháp ước lượng FEM (Bảng
2) cho thấy, biến chi tiêu công trên GDP (DLOG GI)
có tác động âm tới tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người hằng năm ở 6 nước ASEAN nhưng
lại không có ý nghĩa thống kê, với p_value là 0.432.
Tương tự như biến tỷ lệ chi tiêu công trên GDP, biến
tốc độ tăng trưởng dân số hằng năm đại diện cho sự
thay đổi trong lực lượng lao động (LOG PGR), độ mở
thương mại (DTOP) có tác động lần lượt là dương và
âm đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
nhưng lại không có ý nghĩa thống kê với p_value có
giá trị lần lượt là 0.928 và 0.326. Ngược lại, biến DPI
đại diện cho tỷ lệ đầu tư tư nhân trên GDP có tác động
dương tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người và
có ý nghĩa thống kê với p_value đạt 0.000.
BẢNG 1: Thống kê dữ liệu nghiên cứu
Biến
Mô tả
Obs
Mean Std.dev
Min
Max
GDPPC Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm (%)
147
4.45
2.60
-5.84
9.77
GI
Tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP (%)
150
20.34
4.60
7.80
29.93
PI
Tỷ lệ đầu tư tư nhân (đầu tư nước ngoài FDI
và đầu tư trong nước) trên GDP (%)
146
28.31
10.83
0.56
48.34
PGR Tốc độ tăng trưởng dân số hằng năm (%)
150
1.67
0.71
0.14
3.60
TOP Tỷ lệ xuất khẩu + nhập khẩu trên GDP (%)
146
106.62 47.41
35.84 220.41
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
BẢNG 2 : Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp FEM
Fixed-effects (within) regression
R-sq: within = 0.1134
between = 0.1881
overall = 0.1121
F(4,130) = 4.16
Prob > F = 0.0034
Các biến
Coff
T statistics
Prob
Biến phụ thuộc: GDPGR
DLOG GI
-1.074
-0.79
0.432
DPI
0.1385302
3.72
0.000
LOG PGR
0.0420619
0.09
0.928
DTOP
-0.015848
-0.99
0.326
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả