TCTC ky 1 thang 12 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
69
sẽ cao, hay nói cách khác đồng tiền sẽ mất giá mạnh
trong năm tới thì họ sẽ có xu hướng giữ ít tiền hơn từ
hôm nay. Lượng tiền đó có thể được đầu tư vào bất
động sản hay các hàng hóa có khả năng bảo toàn giá
trị và đẩy giá các hàng hóa đó tăng cao. Các doanh
nghiệp nếu cũng cho rằng lạm phát sẽ tăng khoảng
10% trong năm tới thì ngay từ năm nay họ phải tính
tới khả năng chi phí đầu vào tăng và giá cả đầu ra vì
thế cũng tăng theo. Hay đơn giản hơn, những người
bán hàng nhỏ lẻ vốn khá nhạy cảm với giá các hàng
hóa thiết yếu như điện, xăng… thì khi giá các hàng
hóa này tăng, họ cũng thường có xu hướng nâng giá
các mặt hàng đang kinh doanh. Những ví dụ trên cho
thấy, nếu đa số người dân và doanh nghiệp kỳ vọng
lạm phát sẽ tăng trong tương lai thì vô hình trung sẽ
tạo nên áp lực đối với lạm phát thực tế, kết quả là lạm
phát thực tế sẽ có xu hướng tăng.
Tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát còn được
thể hiện qua sự trả giá khi người ta không nhận
thức rõ vai trò của nó. Theo Jeffrey Lacker - Chủ tịch
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khu vực Richmond,
không phải bao giờ các nhà kinh tế, các nhà hoạch
định chính sách cũng nhận thức rõ tầm quan trọng
của kỳ vọng lạm phát. Bài học đắt giá đối với nền
kinh tế Mỹ vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước là một
trong những ví dụ điển hình. Khi đó, kinh tế Mỹ rơi
vào tình thế lạm phát tăng mạnh đồng thời với tỷ lệ
thất nghiệp cao. Tỷ lệ lạm phát cơ bản tăng từ mức
1,5% vào giữa những năm 60 lên tới hơn 10% vào
giữa những năm 70 và quanh ngưỡng 10% vào năm
1980. Để kéo lạm phát xuống, Paul Volcker - Chủ
tịch Fed khi đó đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất lên
mức trên 10%, thậm chí có thời điểm lên đến 20%.
Tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát
Kỳ vọng lạm phát quan trọng bởi đó là những gì
mà công chúng nghĩ về lạm phát trong tương lai và
khi niềm tin ấy được hình thành nó sẽ tác động tới
thực tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế học
tiền tệ đã khẳng định thực tế này ngay từ cuối thập
kỷ 60 của thế kỷ trước.
Một ví dụ đơn giản là nếu người dân tin lạm phát
Điềutra kỳ vọng lạmphát:
NghiêncứutrênthếgiớivàliênhệtạiViệtNam
Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Giang
- Vụ Dự báo, thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) *
Để hiện thực hóa mục tiêu duy trì lạm phát ổn định ở mức thấp, các ngân hàng trung ương tìm
cách nắm bắt kỳ vọng lạm phát nhằm kiểm soát và “neo giữ” lạm phát trong tương lai phù hợp
với mục tiêu đề ra. Những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện đo lường kỳ
vọng lạm phát thông qua các cuộc điều tra đối với các tổ chức tín dụng. Kết quả cho thấy, chuỗi kỳ
vọng lạm phát theo tháng là không chênh lệch so với thực tế. Tuy nhiên, cần nhiều thời gian để có
đủ dữ liệu đánh giá chuỗi kỳ vọng lạm phát với khoảng kỳ vọng (1 năm, 2 năm…), đồng thời mở
rộng đối tượng điều tra nhằm gia tăng tính đại diện cho mẫu điều tra.
Từ khóa: Lạm phát, kỳ vọng lạm phát, ngân hàng, ngân hàng trung ương
To realize the goal of stabilizing inflation at
low rate, the central banks have to seize the
expected inflation to control and “anchor”
the future inflation at expected rate. In
recent years, the State Bank of Vietnam has
implemented estimating expected inflation by
means of surveys conducted towards credit
organizations. The results show that the
series of expected inflation rates by months
are not different with practice. However, it
needs much more time to collect sufficient
data and figures to evaluate the expected
inflation series with expected values of (1 year,
2 years, etc.), and to widen the investigation
objectives to improve the representativeness of
the investigation sample.
Keywords: Inflation, expected inflation, banks, central bank
Ngày nhận bài: 07/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/12/2017
Ngày duyệt đăng: 4/12/2017
*Email:
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...114
Powered by FlippingBook