Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 thang 1-2016 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
35
lại sẽ có lộ trình giảm thuế cơ bản từ 4-10 năm. Một
số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, Việt Nam cam kết lộ
trình trên 10 năm hoặc hạn ngạch thuế quan.
Như vậy, cho đến nay phạm vi đối tác FTA của
Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3-5 năm
tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều
Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu
hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương
mại chính. Với việc ký kết 2 Hiệp định (FTA Việt Nam
- Hàn Quốc, Hiệp định FTA Việt Nam-Liên minh Kinh
tế Á-Âu và tuyên bố kết thúc 2 Hiệp định quan trọng
TPP và Việt Nam - EU, năm 2015 đã phác ra một bức
tranh rõ ràng về khả năng tiếp cận thị trường ngày
càng tăng của hàng ngoại nhập và bức tranh thương
mại của Việt Nam trong các năm tới đây.
Camkết cắt giảm thuế xuất khẩu
Về thuế xuất khẩu, với WTO và các FTA đã ký
kết, Việt Nam không có nghĩa vụ phải xóa bỏ thuế
xuất khẩu. Duy nhất Việt Nam chỉ cam kết đối với
nhóm hàng sắt thép, phế liệu kim loại sẽ được giảm
thuế sau 5 năm gia nhập WTO đến mức 17% và
22%, thực hiện từ năm 2007.
Trong các FTA thế hệ mới với đặc thù là đàm phán
với các nước phát triển nên các nước đều ủng hộ quan
điểm xóa bỏ thuế xuất khẩu vì cho rằng thuế xuất
khẩu là một hình thức trợ cấp cho sản xuất trong nước,
gây bóp méo thương mại quốc tế. Trên tinh thần đó,
Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng phương án cam
kết về thuế xuất khẩu với EU và các nước TPP nhằm
phù hợp với xu hướng quốc tế đồng thời vẫn đảm bảo
nguồn thu NSNN, cụ thể:
- Đối với EU, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn
thuế xuất khẩu với hàng xuất khẩu sang EU với lộ
trình dài nhất là 15 năm. Những mặt hàng quan trọng
còn lại sẽ tiếp tục được duy trì thuế xuất khẩu và áp
dụng một mức trần thuế suất thuế xuất khẩu: (i) 546
mặt hàng sẽ xóa bỏ thuế xuất khẩu với lộ trình 5-7-
10-12-15 năm, trong đó có quặng titan và tinh quặng
titan; (ii) 57 mặt hàng sẽ áp dụng mức thuế suất thuế
xuất khẩu 10-20% đối với nhómmặt hàng khoáng sản,
quặng kim loại, than đá, vàng và vàng trang sức.
- Trong TPP, Việt Nam bảo lưu đối với khoảng
70 mặt hàng thuế xuất khẩu sẽ có mức thuế suất từ
2-40%, trong đó quan trọng nhất là bảo lưu được đối
với nhóm than đá, dầu mỏ và một số nhóm khoáng
sản khác; Các mặt hàng còn lại có lộ trình xóa bỏ thuế
xuất khẩu ngay hoặc trong vòng 5-7-10-15 năm.
Cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính
Cam kết về dịch vụ bảo hiểm và chứng khoán của
Việt Nam đã ở mức tự do hóa cao trong WTO, chỉ
Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015-2019;
Thông tư số 44/2015/TT-BTC ngày 30/3/2015 sửa đổi
mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với
một số nhómmặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018.
Bộ Tài chính cũng tích cực trao đổi, lắng nghe ý
kiến của doanh nghiệp liên quan đến các Biểu thuế
FTA đang thực hiện để kịp thời điều chỉnh chính sách
phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, ngành hàng trong
nước nhưng vẫn đảm bảo được cam kết của Việt Nam
với các đối tác FTA.
Đối với 2 FTA vừa ký kết, Hiệp định Việt Nam-
Hàn Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 và Hiệp
định Việt Nam-Liên minh kinh tế Á - Âu có hiệu lực từ
01/01/2016 phụ thuộc vào quy trình nội bộ trong nước
của các bên. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã chủ động xây
dựng lộ trình giảm thuế, lấy ý kiến doanh nghiệp và
các bộ ngành liên quan để có thể ban hành Thông tư
ban hành biểu thuế đúng thời điểm khi Hiệp định có
hiệu lực.
Trong hầu hết các FTA Việt Nam đã ký kết thì mức
độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng
90% số dòng thuế, trừ Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN (ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức
cam kết tự do hóa xấp xỉ 98%. Về lộ trình, FTA hoàn
thành lộ trình sớm nhất là ATIGA (2018), tiếp đó là
FTA ASEAN – Trung Quốc (2020) và FTA ASEAN
Hàn Quốc (2021). Năm 2015 mức độ tự do hóa thuế
quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã ở mức khá
cao: Trong ATIGA đạt khoảng 93%, ASEAN-Trung
Quốc có 84% số dòng thuế về 0%, ASEAN-Hàn Quốc
có 78% và ASEAN - Nhật Bản là 62%. Theo đó, nhiều
mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn từ ASEAN,
Trung Quốc và Hàn Quốc được hưởng thuế 0% từ
năm 2015 như sắt thép, phân bón, sản phẩm điện tử,
xe tải, đồ điện gia dụng, máy móc thiết bị…
Camkết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA
thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU có tỷ lệ tự do hóa
cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa
bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế, cụ thể như:
Với EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay
khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế,
tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU và
sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương
99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng
thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc
dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạch thuế quan
của WTO.
Trong khi đó, với TPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ
thuế đối với khoảng 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp
định có hiệu lực và xóa bỏ đối với 86,5% số dòng thuế
sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...75
Powered by FlippingBook