TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
37
dựng biểu mẫu hồ sơ, quy trình thủ tục, báo cáo đánh
giá tiêu chuẩn ứng viên, thiết lập Ủy ban giám sát…
Định hướng hội nhập tài chính trong bối cảnh mới
Năm 2016, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tiếp tục
đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh
tế và vị thế chính trị của Việt Nam với thế giới.
Trong bối cảnh mốc tự do hóa cuối cùng của một
số FTA đang đến gần, đồng thời chuẩn bị thực hiện
cam kết trong các FTA mới, tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam sẽ được triển khai mạnh
mẽ, sâu rộng và toàn diện. Để hoàn thành thắng lợi
nhiệm vụ tài chính ngân sách 2016 theo Nghị quyết
của Quốc hội và Chính phủ, công tác hội nhập và
hợp tác tài chính của Bộ Tài chính sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là,
tiếp tục triển khai và theo dõi việc thực hiện
các camkết về thuế nhập khẩu trong các FTA đã ký kết
theo lộ trình đã ban hành.
Trong năm 2016, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai
các cam kết về thuế nhập khẩu theo các Thông tư đã
ban hành các Biểu FTA, theo dõi việc thực thi và tăng
cường trao đổi, tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp.
Năm 2016 cũng là mốc tự do hóa của một số các mặt
hàng trong một số khuôn khổ như: ATIGA (15 dòng
thuế xăng dầu về 0% trong đó có dầu Diesel, thuế ô tô
nguyên chiếc tiếp tục giảm xuống 40%); FTA ASEAN
– Hàn Quốc (thêm 362 dòng thuế về 0%); FTAASEAN
– Australia – New Zealand (thêm 2.453 dòng thuế về
0%); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diệnASEAN - Nhật
Bản (thêm 6 dòng thuế về 0%) và Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (thêm 312 dòng về 0%).
Hai là,
xây dựng lộ trình cam kết về thuế nhập
khẩu, thuế xuất khẩu; nghiên cứu cam kết trong các
lĩnh vực của Bộ Tài chính trong TPP và EU để chuẩn
bị sẵn sàng thực thi khi Hiệp định có hiệu lực.
Năm nay, Hiệp định TPP và Việt Nam-EU được
ký kết, mặc dù có thể chưa có hiệu lực ngay nhưng do
đây là các Hiệp định FTA thế hệ mới với mức độ tự
do hóa cao và cam kết trên phạm vi rộng, nên Bộ Tài
chính cần phối hợp với các bộ, ngành và địa phương
để nghiên cứu, rà soát hệ thống chính sách trong nước,
từ đó đề xuất sửa đổi nhằm phù hợp với cam kết của
Việt Nam trong các Hiệp định.
Ba là,
tiếp tục xây dựng phương án và tham gia đàm
phán các lĩnh vực thuế nhập khẩu, dịch vụ tài chính và
dịch vụ khác trong các FTA đang và sẽ đàm phán.
Bộ Tài chính tiếp tục phát huy tinh thần chủ động
trong đàm phán để xây dựng bước đi phù hợp, cân
bằng lợi ích của Việt Nam và đối tác của Hiệp định đối
tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp hội mậu
dịch tự do châu Âu (EFTA), ASEAN - Hồng Kông.
Phạm vi đối tác ký kết Hiệp định Thương mại tự
do của Việt Nam đến nay khá rộng và toàn diện.
Trong khoảng 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu
mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần
tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt
hàng nhập khẩu với các đối tác
thương mại chính.
Hiện nay, một số FTA song phương như FTA Việt
Nam - Israel và Việt Nam - Cuba đang chuẩn bị khởi
động đàm phán. Vì vậy, Bộ Tài chính cũng chuẩn bị
nguồn lực và chủ động tham vấn với các bộ, ngành,
hiệp hội và địa phương để tích cực tham gia đàm
phán trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách, góp
phần mở rộng thêm bức tranh hội nhập của Việt Nam.
Bốn là,
theo dõi và đánh giá tác động hội nhập để
kịp thời kiến nghị điều chỉnh chính sách.
Trong bối cảnh Việt Nam đã và chuẩn bị ký FTA
với hầu hết các đối tác thương mại lớn trên thế giới,
rào cản về thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các
nước sẽ dần dần được xóa bỏ, mốc tự do hóa cuối
cùng của một số FTA đang đến gần (ATIGA 2018, FTA
ASEAN – Trung Quốc 2020, FTAASEAN – Hàn Quốc
2021). Vì vậy, Bộ Tài chính sẽ tập trung nguồn lực để
tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và đánh giá tác động
của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế trong các
FTA đến thu ngân sách, tình hình sản xuất kinh doanh
trong nước và tác động đến một số ngành hàng quan
trọng, từ đó kịp thời kiến nghị điều chỉnh các chính
sách liên quan.
Năm là,
tăng cường công tác đối thoại chính sách,
hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước tận dụng các cơ
hội và hạn chế tác động tiêu cực từ các thách thức, do
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
Bộ Tài chính Việt Nam sẽ tăng cường đối thoại
chính sách về tài chính với các đối tác phát triển/các tổ
chức quốc tế nhằm minh bạch thông tin, tạo sự đồng
thuận của các nhà tài trợ đối với các chính sách phát
triển của ngành Tài chính và của quốc gia, thu hút sự
tham gia hỗ trợ của các nhà tài trợ;
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chủ
động cung cấp thông tin thường xuyên về cam kết
của Việt Nam trong các FTA để nâng cao nhận thức
trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, nhất là
những cơ hội và lợi ích trong các Hiệp định, các điều
kiện để hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi về
thuế quan, các cải cách về thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu…